Dana Wagner
(Dana Wagner là một chuyên viên tư vấn về chính sách di dân, ở Hà Nội)
Đảng Cộng sản đã đối phó với với sự tăng trưởng của blogging chống nhà nuớc bằng một cuộc đàn áp đáng lo ngại
Sau hơn một năm tạm giam, năm blogger độc lập trong số những nhà hoạt động khác phải đối diện với một phiên tòa Việt Nam trong vòng hai ngày vào tháng Giêng để nghe thụ án lên đến 13 năm hoặc hơn. Họ gia nhập đội quân blogger bị cầm tù vì "những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "phá hoại đoàn kết dân tộc" và"tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Các nhà viết blog Việt Nam đã nếm mùi tự do của Internet trong vòng chục năm vừa qua khi mà truy cập trực tuyến gia tăng. Thế nhưng truyền thông xã hội không phải là thứ làm thay đổi cuộc chơi ở một nước đa nghi. Với sự pha trộn giữa bất an và quyền lực, đang lúc kinh tế trì trệ Đảng Cộng sản vừa bịt miệng bất đồng chính kiến ở Việt Nam với một chiến lược bao gồm tự kiểm duyệt, vừa phỉ báng những người bất đồng chính kiến đang lên bị bắt, triển khai những dư luận viên nặc danh và tiến hành bắt giữ công khai.
Ở nước độc đảng Việt Nam, tốc độ và độ phổ cập của kết nối internet thật đáng kinh ngạc. Dân số trực tuyến đứng hàng thứ mười tám trên thế giới và Việt Nam là đất nước tăng trưởng nhanh nhất về số người dùng Facebook theo cơ quan nghiên cứu thị trường We Are Social.
Mức phổ cập internet về tổng thể là khoảng 34 phần trăm của 90 triệu dân của Việt Nam. Mặc dù trung bình của khu vực Đông Nam Á là gần 40 phần trăm, tốc độ thay đổi ở Việt Nam là ấn tượng. Số người dùng internet tăng hơn 20 phần trăm từ năm 2010 đến 2011 và chính phủ vừa công bố một kế hoạch băng thông rộng hướng đến bao phủ 85 phần trăm dân số trước năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về công nghệ thông tin và viễn thông (ITC), theo ước lượng của Chỉ số Phát triển ICT, là một trong hàng cao nhất trên thế giới. Trong một bản báo cáo quốc gia, Liên minh Viễn thông Quốc tế cho hay sự phổ biến của điện thoại di động với truy cập internet thúc đẩy sự tăng trưởng. Sự xâm nhập của di động băng rộng tăng từ gần số không vào năm 2008 lên đến 13 thuê bao cho mỗi 100 người vào năm 2010.
Hiệu ứng phụ của việc tăng trưởng truy cập trực tuyến là việc viết blog trở nên phổ biến. Một ước tính cho rằng con số blog độc lập là khoảng hai triệu với một số nhỏ, tuy đáng kể, chú trọng vào những đề tài xã hội và chính trị nhạy cảm. Sự mới lạ của việc truy cập dễ dàng đến những quan điểm trái chiều trong một quốc gia với sự kiểm soát báo chí hoàn diện của nhà nước đã đưa hàng chục nhà viết blog độc lập thành những nhà bình luận nổi tiếng. Một số là ẩn danh, ví dụ như những cộng tác viên cho Danlambao, hay còn gọi là Dân Làm Báo, có đến hàng triệu lượt xem tính đến tháng 9 năm 2012. Một số khác nổi tiếng bởi bút hiệu như Nguyễn Văn Hải, còn được biết là Điếu Cày, sáng lập viên của một hội bị cấm, Câu Lạc Bộ những Nhà báo Tự do.
Các nhà viết blog "mắn tay" thu hút nhiều người đọc bằng tường thuật về những sự kiện và những vấn đề bị ngăn chặn bởi các nhà kiểm duyệt của chính quyền. Lấy ví dụ Điếu Cày, nổi tiếng vì tường thuật những cuộc biểu tình về những tuyên bố về những tranh chấp ở Biển Đông. Cựu sĩ quan Công an Tạ Phong Tần được nhiều người đọc vì những luận điệu về tham nhũng, đặc biệt là đối với công an. Những chủ đề nóng bỏng khác bao gồm dân chủ, thu hồi đất, nhân quyền và những cuộc đình công bất hợp pháp. Một số blogger, có lẽ khiêu khích hơn cả, bàn luận về một hệ thống chính trị mục ruỗng. Lê Văn Sơn dự đoán rằng sự sụp đổ của chính quyền là tất yếu. Lê Quốc Quân chỉ trích vai trò trụ cột của Đảng Cộng Sản trong chính trị Việt Nam.
Thật dễ mà nghĩ rằng Việt Nam đang dần cởi mở do áp lực bởi cái mà Tạp Chí Time gọi là "văn hóa biểu tình" đang trưởng thành. Tạp chí Economist còn đưa ra giả thuyết là Đảng có nguy cơ đánh mất uy thế đạo đức, một uy thế nền tảng của quyền lực, và đưa ra cảnh báo rằng sự thất vọng của công luận đang gia tăng "cho dù nó chưa đến mức dẫn đến cách mạng".
Sau những cuộc biểu tình của Mùa Xuân Ả Rập làm rung chuyển Trung Đông và Bắc Phi, những kịch bản hưng phấn của thay đổi được dự báo cho Iran Twitter, Trung Quốc Weibo, và Nga blogging. Những cuộc biểu tình về bầu cử vào năm 2009 ở Iran được gọi là Cách mạng Twitter. Một trật tự xã hội mới? Christophe Deloire của Phóng viên Không Biên Giới gọi là "thời đại khủng bố" với sự kiểm soát toàn diện bởi nhà nước và khủng bố không ngừng từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu. Ở những nước này cũng như ở Việt Nam, việc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và xu hướng gia tăng kiểm duyệt và kiểm soát là những điểm dừng cay đắng về một dự đoán ngộp thở của cuộc cách mạng.
Hà Nội tỉnh ngộ ra rằng có một làn sóng dư luận trực tuyến trong nước và phản ứng đáp trả những nhà bất đồng chính kiến đang dò dẫm là nhanh chóng và cực kỳ khắc nghiệt, ngay cả đối với Đảng Cộng sản. Sau đây là bốn dấu hiệu cho thấy ưu thế thuộc về Đảng và việc đàn áp bất đồng chính kiến sẽ tiếp tục một cách đáng sợ và hiệu quả.
1. Đảng đã thay đổi luật
Đã từ lâu bất đồng chính kiến là bất hợp pháp ở Việt Nam nơi mà chính trị đa đảng cũng là trái luật. Điều này rõ ràng là bao gồm cả những phương tiện truyền thông mới. Vào tháng 9 năm 2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua nghị định 7169 chỉ đạo các quan chức xử lý nghiêm với những blog xuyên tạc trái phép. Trước đó một sắc lệnh khác đưa ra những hình phạt cho các phóng viên báo giấy và báo mạng mà không tuân thủ những quy định mù mờ như "tường thuật tin tức trung thực trong và ngoài nước phù hợp với lợi ích nhà nước và nhân dân." Điều luật cũng đặt ra những quyền điều tra bao quát và thiết lập một lực lượng thanh tra riêng. Quyền điều tra những kẻ tuyên truyền bị tình nghi không còn phụ thuộc vào Bộ Thông tin và Viễn thông mà thuộc vào các ban ngành của Ủy ban Nhân dân, công an và những lực lượng khác.
Những luật định mới cho thấy một nhận thức ngày càng lo ngại giữa giới lãnh đạo hàng đầu của Đảng cho rằng việc viết blog đại diện cho một phương tiện mới cho đối lập. Nỗi lo sợ này đặc biệt thể hiện bằng số người bị bắt giữ gia tăng với tội "lật đổ chính quyền" theo như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ ra trong bản báo cáo nhân quyền năm 2011.
Tuyên truyền chống nhà nước có thể lãnh án đến 20 năm tù. Đi kèm với hình phạt khắc nghiệt, những luật mơ hồ về những gì cấu thành tội ngày càng đáng báo động. Một phần của cách chính quyền tiếp cận là làm cho dân chúng liên tục phỏng đoán: Một chiến lược khéo léo để khuyến khích tự kiểm duyệt đã được dùng hàng chục năm. Trong thời kỳ thanh trừng thanh nhũng vào cuối những năm 1990, nhà quan sát Việt Nam Martin Gainsborough ghi nhận rằng sự hoài nghi của công luận trước những sự thất sủng có vẻ ngẫu nhiên, nhận xét phổ thông là những kẻ phạm tội "chẳng làm gì khác ai."
Một khi bị xử tù tùy tiện, người ta phải có một nghị lực hiếm có và can đảm để chỉ trích công khai nhà nước.
2. Những phiên tòa hình thức đã không gây phản đối nào
Dù các công dân đã lên mạng, Việt Nam rớt vào tốp muời nước cuối bảng trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2012. Việt Nam là một vết đen thực sự ở Đông Nam Á theo chỉ số biên soạn bởi Phóng viên Không Biên Giới do sự đàn áp của Đảng đối với những nhà viết blog.
Trong năm vừa qua, Đảng thông qua kiểm soát tư pháp chặt chẽ,đã dựng một loạt những phiên tòa hình thức cho những nhà tư tưởng trái chiều. Trong những phiên tòa hình thức mang dáng dấp của thời kỳ Sô Viết, những bài đả kích cay độc được dành cho các nhà viết blog và các phóng viên. Án chung thân có thể được tuyên trong một phiên tòa diễn ra trong hai ngày và các chánh án dễ dàng cho phép bên nhà nước độc quyền về chứng cứ.
Sự đàn áp đang lên đến mức Việt Nam có vẻ như trên đường đến hạng chót vào bảng sắp hạng năm 2013. Trong vòng hai tháng vừa qua, năm nhà viết blog đã bị kết án về những tội an ninh nhà nước, một người khác bị ép đưa vào viện tâm thần và 22 nhà hoạt động bị cầm tù vì tội lật đổ và bị tuyên án từ 10 năm tù cho đến tù chung thân. Vào những ngày cuối năm 2012, luật sư nhân quyền và viết blog Lê Quốc Quân bị bắt và buộc tội trốn thuế. Vào tháng Chín, ba blogger độc lập và đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị tuyên án 12, 10, và bốn năm tù giam ngay cả sau khi việc bắt giữ làm dư luận quốc tế lên án kể cả từ Nhà Trắng.
Theo Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, Việt Nam đã gia tăng con số nhà báo trong tù trong vòng nhiều năm qua. Và trong năm 2012 Việt Nam đứng hạng thứ sáu tồi tệ nhất về bỏ tù phóng viên. Ủy ban ghi nhận rằng, chỉ trừ một người, tất cả phóng viên đều viết báo trực tuyến hoặc viết blog.
Những cuộc bắt bớ và hình phạt khắc nghiệt cho các nhà báo, kể cả công dân viết blog, không phải là những trường hợp ngoại lệ mà là dấu chỉ của một chuyển biến rõ rệt trong chiến lược của chính quyền. Đáng chú ý là sự chuyển biến diễn ra mà không có phản ứng công luận như người ta có thể nghĩ.
Có những vụ đình đám như vụ tự thiêu của một bà mẹ của một nhà báo bị giam vào tháng Sáu năm 2012 và vào tháng Mười 2012 có thư phản đối của các bạn học của một sinh viên bị bắt giam gởi đến Chủ tịch nước. Hai sự kiện đổ dầu vào lửa cho những chỉ trích trên mạng nhắm vào chính quyền thế nhưng tiếp sau đó là một sư im lặng đáng kể. Sau vụ bắt giữ Hoàng Khương vào năm 2011, một phóng viên điều tra làm rõ những vụ hối lộ của công an, công chúng lập tức cảm thấy bức xúc nhưng cũng chóng phai.
Tại sao những tia lửa này không tiếp tục cháy?
Có vẻ như dự đoán được lòng công chúng và ý thức được quyền lực không vững chắc của mình, chính quyền Việt Nam đã nhục mạ một cách có hệ thống những người bị xử án. Một phương pháp là có những buộc tội lố bịch ví dụ như những buộc tội chống lại Nguyễn Phương Uyên, sinh viên 20 tuổi thoạt tiên bị bắt giam vì tội tuyên truyền chống nhà nước và bây giờ là bị điều tra vì tội khủng bố. Theo các bạn học của cô, tội thật của cô là phát tán truyền đơn chống chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Phương pháp thứ hai là lột bỏ cá tính của họ. Sau khi bị bắt giam, Lê Quốc Quân được giới thiệu đến bạn đọc của tờ Wall Street Journal là "một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Việt Nam", là tác giả của một blog nổi tiếng, là luật sư nhân quyền và là nhà tư vấn pháp luật, và là cựu nghiên cứu sinh của một hội do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ ở Washington. Trên báo chí quốc doanh ở Việt Nam, Quân được biết đến với một chức vị lờ mờ "giám đốc của Công ty Giải pháp Việt Nam."
3. Đảng có thể đang chiếm lấy dư luận
Một nhân tố chủ yếu trong việc pha loãng cơn giận dữ của công chúng là chiến lược truền thông trực tuyến của Đảng.
Tính nặc danh trên mạng là mối nguy mà cũng là cơ hội cho mọi chính quyền, cả độc tài lẫn dân chủ. Có đảng phái chính trị nào đã không giao nhiệm vụ cho các cảm tình viên theo đuổi những "còm" trên mạng của phe đối lập, và một cách nặc danh, phản bác lại theo đường lối của đảng mình? Nếu không là chỉ thị trực tiếp, những "du kích bảo vệ đảng" như thế cũng có sự chấp thuận ngầm.
Việc sử dụng các dư luận viên của chính quyền thu hút chú ý ở một diễn đàn vào năm 2011 về xung đột truyền thông xã hội tổ chức bởi Viện Hòa Bình của Hoa Kỳ (Institute of Peace). Những người thuyết trình suy tưởng về việc ngày càng khó khăn để phân biệt giữa những người ủng hộ độc lập và những dư luận viên chính phủ. Khoác lên vỏ bọc ẩn danh và nâng cao đều đặn cách viết truyền thông xã hội (một sự pha trộn giữa tiếng lóng và phong cách), các nhà bình luận của chính phủ hòa mình vào cuộc chơi.
Vào tháng Giêng, người đứng đầu của Ban Tuyên Giáo Đảng Cộng Sản tiết lộ rằng những người viết blog thân chính phủ được triển khai với hơn 400 tài khoản trực tuyến và 20 blog để đánh bóng Đảng và đánh trả lại chỉ trích. Con số người viết blog quốc doanh là không biết được nhưng được ước tính là gần 1000. Không có vẻ gì là xấu hổ hay thận trọng, Hồ Quang Lợi nói với BBC về sự thành công của chính sách nhằm chấm dứt những tin đồn thất thiệt về những vấn đề nhạy cảm và thật sự ngăn chặn những nỗ lực trên mạng nhằm tổ chức tụ tập đông người.
Việc thao túng dư luận có hiệu quả và có thể sẽ tiếp tục một khi Đảng không dùng kỹ thuật tinh vi hơn mà dùng những dư luận viên đáng tin hơn: những người có thể chuyển tải một diện mạo hiện đại và "bình dân" đằng sau avatar.
Đảng đang sử dụng những công cụ khác tinh vi hơn để kiểm soát hình ảnh của họ. Những tin tặc yêu nước thường xuyênđánh gục các trang mạng với thông tin trái chiều và những website có máy chủ ở ngoài Việt Nam bằng cách sử dụng các tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Tổ chức Sáng kiến Mạng Mở (OpenNet Initiative) ghi nhận các vụ tấn công ngày càng tinh vi nhắm vào các trang mạng trái chiều và tay viết độc lập. Trong một vụ tấn công trùng hợp với ngày tổ chức phản đối việc bắt giam blogger Điếu Cày, mã độc nhiễm khoảng từ 10 000 cho đến 20 000 máy tính, hầu hết là ở trong nước. Cho dù các mối liên hệ rõ ràng đến Hà Nội khó mà xác lập, mục tiêu của các vụ tấn công tinh vi có thể tin rằng là lỗi của nhà nước.
4. Kinh tế bị chững lại
Việt Nam được mang danh là một con Rồng Châu Á kể từ khi mở cửa kinh tế bắt đầu vào năm 1986, sau Đổi Mới, những cải cách đưa đến hai thập niên của phát triển. Kể từ 2002 cho đến 2007, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng hàng năm đều đặn trên 7 phần trăm. Giới trung lưu cũng tăng lên, và cho dù thị dân ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hưởng lợi nhiều nhất từ việc mở rộng các dịch vụ và thị trường việc làm chuyên nghiệp, các thành phố khác cũng bùng nổ ngoài hai thành phố này. Điều này đưa phần lớn dân Việt Nam vào tầng lớp đuợc nhiều quyền lợi.
Từ khi suy thoái kinh tế 2008 làm suy sụp kinh tế toàn cầu, tăng trưởng của Việt Nam đã chững lại, giảm xuống khoảng 5 phần trăm vào năm 2012. Trong khi nhiều nước thu nhập cao sẽ đánh đổi độc quyền trong nước để có mức độ phát triển như vậy, sự suy giảm thu nhập gia đình của những gia đình Việt Nam không giàu có là tai hại. Cũng vậy lạm phát gia tăng với giá cả sinh hoạt tăng trên 9 phần trăm trung bình mỗi tháng vào năm ngoái.
Tệ hơn dự báo cho hay một khủng hoảng liên tục nhưng có tính chu kỳ, các nhà kinh tế đã nêu bật sự tổn hại lâu dài, đáng lo hơn. Sự mục ruỗng là do tham nhũng lan tràn và quản lý yếu kém của những đầu tàu công nghiệp Việt Nam, những tập đoàn quốc doanh. Một chuỗi những vụ đình đám kể từ năm 2011 đã bộc lộ quản lý yếu kém ở các tập đoàn quốc doanh làm thất thoát hàng tỷ USD và nợ xấu. Đây là cú đánh chí tử vào hồ sơ quản lý của Hà Nội do các tập đoàn quốc doanh đem lại 40 phần trăm sản lượng quốc gia.
Đối phó với chuyện này, Hà Nội đã phát động những vụ thanh trừng công khai các lãnh đạo của các tập đoàn quốc doanh, đáng chú ý là chủ tịch và bốn giám đốc điều hành của công ty vận tải biển lớn nhất Việt Nam, Vinalines, và 9 vị giám đốc điều hành của công ty đóng tàu Vinashin. Tất cả đều bị bắt hoặc bỏ tù vào năm 2012.
Liên can đến đống tập đoàn quốc doanh là Việt Nam rớt hạng ở Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index) xuống hạng 123 vào năm 2012 từ 112 vào năm 2011. Thứ hạng thấp có thể cho thấy là các quan chức chính phủdần dần áp dụng luật một cách tùy tiện và theo tư lợi, hay đơn giản là các công dân ngày càng nhận thức hơn nạn dịch tham nhũng.
Đảng biết rằng những chính quyền có vẻ vững chắc bề ngoài có thể sụp đổ khi đối mặt với kinh tế trì trệ, và họ sẽ tuyệt đối không muốn sức mạnh khó lường của truyền thông xã hội cung cấp thêm nguyên liệu cho sự bất mãn. Đây là, suy cho cùng, lần đầu tiên kinh tế trì trệ của Việt Nam bị săm soi bởi cộng đồng mạng.
Đứng trước sự lung lay quyền lực đạo đức và uy tín quản lý kinh tế của mình, Hà Nội sẽ tiếp tục điên cuồng cảnh giác trước những chỉ trích về các chính sách kinh tế hoặc giới kinh doanh tinh hoa. Trên mặt trận công luận, họ sẽ dùng những cuộc thanh trừng để chứng tỏ sự kiểm soát của họ.
♦ ♦ ♦
Việc đàn áp bất đồng chính kiến ở Việt Nam là về vấn đề kiểm soát một cách diễn dịch lịch sử. Đảng Cộng Sản Việt Nam là người bảo vệ và nhân tố quyết định trường kỳ của dân tộc Việt Nam, theo cách nói hoa mỹ của Hà Nội. Quá khứ gần đây của Việt Nam đầy ắp những sự kiện mà những biểu ngữ giăng khắp phố có thể thay đổi cứ vài mỗi tuần.
Bản chất của Đảng, và có phần cả nước, là không bao giờ bị miễn nhiễm khỏi chia rẽ thế nhưng chuyện đấu đá luôn là nội bộ, nếu không kể đến mối bất hòa lâu đời với một số sắc dân thiểu số. Đảng ngày nay đối mặt với mâu thuẫn nội bộ giữa phe thân Thủ tướng Dũng và những người ôn hòa như Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư. Cách đây mười năm đó là những cựu binh của chiến tranh chống Pháp xung khắc với viễn kiến của phe của Dũng.
Hiểm họa mới là bất mãn xã hội bị khuếch đại bởi mạng internet. Nó đã bị vô hiệu hóa một cách sắc sảo bởi Hà Nội trong một nổ lực trùng hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu và trở nên tàn nhẫn sau Mùa Xuân Ả Rập, một sự cố tạo những tiền lệ cho sự sụp đổ bất ngờ của chế độ.Thông điệp của những biến động là cảnh giác. Dũng đã cho thấy bài học không bị chính quyền của ông lãng quên với một lời cảnh báo dịp Tết rằng "chúng ta thường xuyên bị thách thức bởi những âm mưu gây bất ổn chính trị xã hội."
Nói cách khác, sự đàn áp tiếp tục ở quốc gia hay sợ sệt này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét