Banner tet am lich

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

  
HÀNH TRÌNH VỀ

PHƯƠNG ĐÔNG

Dịch giả Nguyên Phong

Life and Teach­ing of
the Mas­ters of the Far East

Dr. Blair T. Spald­ing


LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: Một Người Ấn Lạ Kỳ

Chương 2: Người Đạo Sĩ Thành Benares

Chương 3: Khoa Học Thực Nghiệm&Khoa Học Chiêm Tinh Bí Truyền

Chương 4: Trên Đường Thiên Lý

Chương 5: Thành Phố Thiêng Liêng

Chương 6: Những Sự Kiện Huyền Bí

Chương 7: Vị Đạo Sĩ Có Thể Chữa Mọi Thứ Bệnh

Chương 8: Đời Sống Siêu Nhân Loại

Chương 9: Cõi vô hình

Chương 10: Hành Trình Về Phương Đông



LỜI NÓI ĐẦU

Tác phẩm "Life and Teach­ing of the Mas­ters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Blair T. Spald­ing (1857 – 1953). Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề "Hành Trình Về Phương Đông"

Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.

Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn .

Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spald­ing về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ . Hồi ký của giáo sư Spald­ing là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dự kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều đọc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.

Mời các bạn đọc những chương đầu của tác phẩm "Hành Trình Về Phương Đông".






CHƯƠNG 1:

Một Người Ấn Lạ Kỳ

Trong cuộc sống vội vã, quay cuồng hiện tại, nhiều người đã mất đi niềm tin. Họ quan niệm rằng sống để thụ hưởng, thoả mãn các nhu cầu vật chất vì chết là hết. Không có Thượng Đế hay một quyền năng siêu phàm gì hết. Cách đây không lâu, một tờ báo lớn tại Hoa kỳ đã tuyên bố, “Thượng Đế đã chết!” Tác giả bài báo công khai thách đố mọi người đưa ra bằng chứng rằng Thượng Đế còn sống. Dĩ nhiên, bài báo đó tạo nên một cuộc bàn cãi rất sôi nổi. Một nhà thiên văn học tại trung tâm nghiên cứu Palo­mar cũng cho biết, “Tôi đã dùng kính viễn vọng tối tân nhất, có thể quan sát các tinh tú xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng mà nào có thấy thiên đường hay Thượng Đế cư ngụ nơi nào?”. Sự ngông cuồng của khoa học thực nghiệm càng ngày càng đi đến chỗ quá trớn, thách đố tất cả mọi sự. Tuy nhiên, trong lúc khoa học đang tự hào có thể chứng minh, giải thích tất cả mọi sự, thì một sự kiện xảy ra : Một phái đoàn ngoại gi­ao do Tiểu vương Ran­jit Singh cầm đầu sang thăm viếng nước Anh. Trong buổi viếng thăm đại học Ox­ford, vua Ran­jit đã sai một đạo sĩ biểu diễn. Vị đạo sĩ này đã làm đảo lộn quan niệm khoa học lúc bấy giờ. Không những ông ta có thể uống tất cả mọi chất hoá học, kể cả những chất cường toan cực mạnh mà không hề hấn gì, ông ta còn nhịn thở hàng giờ đồng hồ dưới đáy một hồ nước. Sau khi để một phái đoàn y sĩ do bác sĩ Sir Claude Wade khám nghiệm, ông ta còn chui vào một quan tài để bị chôn sống trong suốt 48 ngày. Khi được đào lên, ông ta vẫn sống như thường. Đạo sĩ còn biểu diễn nhiều việc lạ lùng, dưới sự kiểm chứng nghiêm khắc của các khoa học gia. Điều này gây sôi nổi dư luận lúc đó. Hội Khoa Học Hoàng Gia đã phải triệu tập một uỷ ban để điều tra những hiện tượng này. Một phái đoàn gồm nhiều khoa học gia tên tuổi được chỉ thị sang Ấn Độ quan sát, sưu tầm, tường trình và giải thích những sự kiện huyền bí. Phái đoàn khoa học đã đặt ra những tiêu chuẩn rõ rệt để giúp họ quan sát với một tinh thần khoa học tuyệt đối. Không chấp nhận bất cứ một điều gì nếu không có sự giải thích rõ ràng, hợp lý. Để soạn thảo bản tường trình, mỗi khoa học gia trong phái đoàn phải tự mình ghi nhận những điều mắt thấy, tai nghe vào sổ tay cá nhân. Sau đó, tất cả cùng nhau so sánh chi tiết và kiểm chứng cẩn thận. Chỉ khi nào tất cả đều đồng ý thì điều đó mới được ghi nhận vào biên bản chính. Điều này đặt ra để bảo đảm cho sự chính xác, không thành kiến đến mức tối đạ Tất cả những điều gì xảy ra mà không có sự giải thích khoa học, hợp lý đều bị loại bỏ. Khi ra đi, họ không mấy tin tưởng nhưng khi trở về, họ đều đổi khác. Giáo sư Spald­ing đã cho biết, “Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người Tây Phương nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người Tây Phương phải quay về Đông Phương để trở về với quê hương tinh thần.” Điều đáng tiếc là sự trở về của phái đoàn đã gặp nhiều chống đối mãnh liệt từ một dư luận quần chúng đầy thành kiến hẹp hòi. Các khoa học gia bị bắt buộc phải từ chức, không được tuyên bố thêm về những điều chứng kiến. Sau đó ít lâu, trưởng phái đoàn, giáo sư Spald­ing đã cho xuất bản bộ sách “Life and teach­ings of Mas­ters of the East” và nó đã gây ra một dư luận hết sức sôi nổi. Người ta vội tìm đến những người trong phái đoàn, thì được biết họ đã rời bỏ Âu Châu để sống đời tu sĩ trong dãy Tuyết Sơn. Tuy thế, ảnh hưởng cuốn sách này đã tạo hứng khởi cho nhiều người khác trở qua Ấn Độ để kiểm chứng những điều ghi nhận của phái đoàn. Thiên ký sự của Sir Wal­ter Blake đăng trên tờ Lon­don Sci­en­tif­ic cũng như loạt điều tra của ký giả Paul Bru­ton, Max Muller đã vén lên tấm màn huyền bí của Đông Phương và xác nhận giá trị cuộc nghiên cứu này.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ngày 02 12 2013. Tôi quyết tâm hàng ngày

mỗi ngày tôi mỗi ngày ngồi làm gì đó giúp ích cho mình và mọi người. Có lợi ích cho tôi và người thân của tôi. Tôi sẽ là một người có trách nhiệm cho tôi và tất cả mọi người. Tôi quyết tâm làm điều gì có ích cho mình, người thân, mọi người và xã hội. Tôi sẽ quyết tâm bỏ những điều không cần thiết trong đời sống của tôi. Đầu tiên là bỏ thuốc lá và bỏ chơi game...

posted from Bloggeroid

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

TỪ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH TỚI DIỄN TIẾN DÂN CHỦ LS Lưu Nguyễn Đạt

Khái niệm “Diễn Biến Hoà
Bình”, chuyển ngữ mộc mạc
từ “Peaceful Evolution”, nhắc
tới một chủ thuyết có tính
cách sách lược, phát khởi
trong thời Chiến tranh Lạnh,
bởi John Foster Dulles,[1] cựu
Tổng trưởng Ngoại Giao Hoa
Kỳ, trong thập niên 1950.
Sách lược này chủ trương
một [a] “tiến trình chuyển
đổi” từ thể chế độc tài toàn
trị sang thể chế dân chủ [b]
bằng con đường hoà bình [c]
tại các quốc gia cộng sản.[2]
I. Phản Ứng và Lo Ngại của
Khối Cộng Sản
Tại Trung Quốc, Mao Trạch
Đông đã chống lại “diễn biến
hòa bình” từ năm 1959.[3]
Một mặt Mao Trạch Đông
chê Nga Xô chuyển mình
theo chủ nghĩa xét lại qua
chiêu bài “sống chung hoà
bình”[4] của Nikita
Khrushchev, mặt khác khởi
xướng và dùng chiêu bài “Đại
cách mạng văn hóa” hay “Văn
cách” trong suốt 10 năm từ
năm 1966-1976, để loại bỏ
những phần tử “tư sản tự
do” — trong đó có đối thủ
chính trị là Lưu Thiếu Kỳ —
và đánh phủ đầu những
đảng viên bất đồng ý kiến
khác như Đặng Tiểu Bình,
Bành Đức Hoài…
Như vậy, cuộc Cách mạng
Văn hóa Vô sản nhằm chặn
đứng mối nguy cơ của cuộc
”Diến Biến Hoà Bình” tại
Trung Quốc lúc đó, bằng
cách đè bẹp những kẻ hữu
khuynh muốn phá bỏ cấu
trúc thượng tầng của chủ
nghĩa xã hội…[5]
Kể từ Mao Trạch Đông, nhà
cầm quyền CS Trung Hoa
luôn luôn coi “Diễn Biến Hoà
Bình” là mối đe doạ lớn nhất
cho sự duy trì của chế độ
cộng sản trong nước và tại
khu vực.
Thật vậy, Đặng Tiểu Bình dù
có ý định cổ võ phong trào
xét lại Cách mạng Văn hóa,
nhưng khi phong trào này
kêu gọi “cải tổ dân chủ”, thì
lập tức Đặng Tiểu Bình ra
lệnh Quân Đội Nhân Dân
Cách Mạng dẹp đám sinh
viên, trí thức tụ tập biểu tình
tại Bắc Kinh và sau đó gây ra
vụ thảm sát tại quảng trường
Thiên An Môn trong năm
1989. Những cuộc đụng độ
này đã khiến 800 dân thường
thiệt mạng, 10.000 người bị
thương.
Và gần đây, ngay đầu năm
2012, Hồ Cẩm Đào với tư
cách Tổng Bí thư Ủy ban
Trung ương Đảng kiêm Chủ
tịch nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đã kêu gọi [a]
chống lại “sự xâm nhập tư
tưởng và văn hóa” của các
“thế lực thù địch, [b] đồng
thời thắt chặt kiểm soát tư
tưởng để đàn áp các tiếng
nói bất đồng.[6]
Tại Việt Nam, khái niệm
“Diễn Biến Hoà Bình” cũng
được coi như là một trong
những mối đe dọa lớn nhất
tới sự tồn tại của Đảng Cộng
sản. Báo điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam viết: “Diễn biến
hòa bình là một trong những
chiến lược có ý nghĩa và
phạm vi toàn cầu của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động được hình thành
từ những năm cuối thập kỷ
40 đầu thập kỷ 50 và hoàn
chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ
XX nhằm chống phá các nước
xã hội chủ nghĩa, phong trào
độc lập dân tộc và phong
trào cách mạng tiến bộ trên
thế giới.”[7]
Vịn cớ vào hiện tượng đó,
CSVN coi các tiếng nói đối
nghịch, các hoạt động cá
nhân hoặc phong trào vận
động dân chủ, nhân quyền
trong và ngoài nước là các
hành vi “tuyên truyền chống
nhà nước Việt Nam”, hoặc vi
phạm pháp luật Việt Nam.[8]
II. Những Đợt Diễn Biến Hoà
Bình Trong Khu Vực Cộng
Sản Quốc Tế
Sau hơn nửa thế kỷ thử
thách, “Diễn biến hòa bình”
đã vượt ra khỏi vị trí khái
niệm/dự đoán để quy tụ
thành một trào lực bất khả
cưỡng, làm lung lay những
“màn thép” và xập đổ những
“bức tường” ô nhục vây
quanh không gian chuyên
chế, độc tài toàn trị cộng sản
Châu Âu.
Thật vậy, sau nhiều đợt thi
đua trang bị vũ khí thời Hậu-
Đệ-Nhị-Thế Chiến, chủ
trương đầu tư quân sự và
trường kỳ kháng chiến theo
cách mạng vô sản không còn
là giải pháp thực tiễn để
phát triển quốc gia thuộc
khối cộng sản Châu Âu.
Ngay giữa “Chiến tranh
Lạnh”, vào năm 1956 tại Đại
Hội thứ 20 Xô Viết Nga,
Khrushchev đã khai mào
đường lối “Sống Chung Hoà
Bình”[9] giữa hai siêu cường
quốc Hoa Kỳ và Nga Xô, cũng
như giữa NATO (Khối quân
sự Bắc Đại Tây Dương)[10] và
Warsaw Pact (Khối liên minh
quân sự các nước XHCN) [11]
với chủ đích:
giảm thiểu áp lực thù địch,
tránh bỏ chiến tranh hạt
nhân [12] giữa hai Khối Tự
Do và XHCN;
tham dự những cuộc nghị
hội chủ trương hoà bình;
mặc nhiên chấm dứt tham
vọng trực tiếp xâm chiến thế
giới tự do bằng bạo lực
“Hồng Quân”;
và hầu như xét lại nguyên
tắc căn bản của cuộc cách
mạng vô sản theo XHCN.
Chủ trương “Détente” –Thư
giãn/Bớt Căng Thẳng– này đã
đưa đến những cuộc Thảo
luận Hạn chế Vũ Khí Chiến
lược [13] phần nào “ăn khớp”
với chủ thuyết “Diễn Biến
Hoà Bình”, dù bị Trung Cộng
coi là phản bội Cách Mạng
Vô Sản.
Cuối cùng, phần nào do âm
vang thôi thúc của những
cuộc biểu tình đòi dân chủ
tự do tại Trung Quốc, dù
biến cố này thất bại bằng
cuộc thảm sát ngày mùng 4
tháng 6 năm 1989 tại quảng
trường Thiên An Môn, Hiện
tượng “Diễn Biến Hoà Bình”
vẫn thêm khẩn trương, dồn
dập qua những cuộc chính
biến liên tiếp giải thể chế độ
cộng sản tại Châu Âu, đưa
tới hiện tượng xô đổ
“domino effect” như sau:
Tại Ba Lan, Phong trào Công
đoàn Đoàn kết [Solidarity
Polish: Solidarność] đã toàn
thắng tại Hạ Viện và Thượng
viện và sau đó thành lập một
chính phủ Phi Cộng sản mới
vào tháng Chín năm 1989.[14]
Tại Hungary, ngày 20 tháng
10, Quốc hội đã thông qua
luật cho phép bầu cử quốc
hội đa đảng và một cuộc bầu
cử tổng thống trực tiếp.
Cộng hòa Nhân dân cũng đã
chuyển thành Cộng hòa
Hungary, theo thể chế tam
quyền phân lập.[15]
Tại Đông Đức, sau khi bức
tường Berlin bị phá xập vào
ngày 9 tháng 11 năm 1989,
chế độ độc tài của Đảng
Thống nhất Xã hội chủ nghĩa
[Socialist Unity Party (SED)]
đã kết thúc, đưa tới sự thống
nhất của Đông và Tây Đức
vào ngày 3 tháng 10 năm
1990.[16]
Tại Tiệp Khắc, sau cuộc
“Cách mạng Nhung” bất bạo
động trong tháng 11 năm
1989, Đảng Cộng sản Tiệp
Khắc công bố từ bỏ nhà
nước độc đảng và Václav
Havel được chọn làm Tổng
thống Tiệp Khắc vào ngày 29
Tháng 12 năm 1989.[17]
Tại Bulgaria, Đảng Cộng sản
đã tự giải thể trong tháng 2
năm 1990 nhường chỗ cho
cuộc bầu cử tự do đầu tiên
vào tháng 6 năm 1990.[18]
Tại Romania, đầu năm 1989,
Ceauşescu được bầu lại lãnh
đạo Đảng Cộng sản để đương
đầu với cuộc nổi dậy trong
nước. Nhưng ngày 22 Tháng
12, quân đội Rumania đột
nhiên chuyển hướng sát
nhập với đám biểu tình để
lùng bắt Ceauşescu và vợ
ông, Elena. Vào ngày lễ
Giáng Sinh năm 1989,
Ceauşescus bị xét xử và lãnh
án tử hình. [19]
Tại Nam Tư, sau cái chết của
Tito vào năm 1980, Nam Tư
đã phải đương đầu với nhiều
căng thẳng sắc tộc. Vào
tháng Giêng năm 1990, Đại
hội bất thường của Liên
đoàn của Cộng sản Nam Tư
đã được triệu tập để trên
thực tế tự giải thể. Cấp lãnh
đạo các sắc tộc Slovenia,
Croatia, Macedonia, Bosnia,
Herzegovina, Serbia,
Montenegro, Kosovo tiếp
diễn kế hoạch ly khai khỏi
liên bang Nam Tư để giành
độc lập, tuần tự từ nằm 1991
tới 2008.[20]
Tại Liên Bang Xô viết
Để thoát khỏi tình thế ứ
đọng suy thoái, Tổng Bí Thư
Liên Xô Mikhail S. Gorbachev
ngay từ năm 1985 đã đề
xướng hai chường trình “đổi
mới”:[21]

“Perestroika” [“restructuring
") hay chính sách “cải tổ”
nhằm tạo thêm tự do về mặt
chính trị, kinh tế và tôn giáo.
-- "glasnost" ("openness"/
”transparency”) hay chính
sách công khai hoá và minh
bạch hoá các hoạt động của
những cơ quan nhà nước
nhằm [a] tạo tự do thông tin
và ngôn luận cho đại chúng
[b] thêm khả năng giúp giảm
nạn tham nhũng và lạm dùng
quyền lực của Trung ương
Đảng.
Những biện pháp trên, hoặc
quá muộn, hoặc phiến diện,
hạn hẹp, nên dần dần gây
thêm [a] bất mãn nơi đại
chúng, [b] tranh chấp nội bộ
và [c] sự tan rã của Liên
Bang Xô Viết.
Kể cả những bức “màn tre”
bao vây Khu vực Cộng sản
Châu Á[22] cũng dần dà bị
rách toạc, chuyển biến từ
cảnh lạc hậu bế-môn-toả-
cảng sang thế thị trường hé
mở mánh mung.
Thật vậy, sau những cuộc
chiến tranh “bán cái/đánh hộ
”[23]và “viễn khiển/be bờ”[24]
tại Cao Ly và Việt Nam, chủ
trương đầu tư quân sự khu
vực hay trường kỳ kháng
chiến theo cách mạng vô sản
quốc tế cũng không còn là
giải pháp thực tiễn để phát
triển quốc gia thuộc Khu vực
Cộng sản Châu Á nữa. Do đo,
CSVN và CSTQ lập tức chuyển
hướng chính sách cai trị.
Trước tiên, ngay sau khi trở
lại chính trường, năm 1978
Đặng Tiểu Bình tung ra
chương trình “Bốn hiện đại
hóa” và để cho dân dán “Đại
tự báo” chống đối sai lầm
của cuộc Cách Mạng Văn
Hoá.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình
thăm Mỹ nhằm bình thường
hoá quan hệ giữa hai nước,
tạo dựng lòng tin với Hoa Kỳ
để hưởng viện trợ về công
nghệ và khoa học kỹ thuật.
Ngay sau đó, Đặng Tiểu Bình
đã cải cách đất nước theo
hướng “chủ nghĩa xã hội
mang màu sắc Trung Quốc”,
dưới hình thức “kinh tế thị
trường theo hướng xã hội
chủ nghĩa”, với những trạng
thái dị hình như sau:
1. nền tảng kinh tế hỗn hợp;
2. chủ lực quốc doanh
[doanh nghiệp do “Nhà
Nước/Đảng” sở hữu hay sát
nhập vào quyền lợi Đảng và
Lãnh tụ];
3. gia nhập kinh tế thị trưởng
toàn cầu để thêm cơ hội vơ
vét, dụng võ cho giai cấp tài
phiệt quốc doanh;
4. hậu quả: chế độ độc tài
chuyên chính [chính trị độc
đảng] đã diễn biến/chuyển
thành đảng phiệt tư bản đỏ
[25] khi tập đoàn tài phiệt
CSTQ độc chiếm thị trường.
Trước đà “diễn biến” phương
Bắc, Việt Nam lập tức mượn
gió bẻ măng, cũng tự diễn
biến theo diện “Đổi Mới” [26]
sao y bá đạo “Kinh tế Thị
Trường theo hướng Xã Hội
chủ Nghĩa” với những nhập
nhằng chủ mưu chiếm đoạt
như sau:
1. Tư hữu của dân thành
quốc hữu;
2. Quốc hữu thành tài sản
của Đảng;
3. Tài sản của Đảng được hoá
giá thành tư sản của cấp
Lãnh Đạo/Đại gia/Tài phiệt
Đỏ [27]; Với hiệu ứng tất
nhiên phân tách xã hội thành
hai khối: thiểu số cầm quyền
cực kỳ giầu có, tham nhũng,
mánh mung đối mặt với đại
chúng bị trị, cực kỳ nghèo
khổ, thất thế, bất lực, bó tay,
sống còn trong vòng luẩn
quẩn tha hoá, vô định.
III. Diễn “Biến” Hoà Bình hay
Diễn “Tiến” Hoà Bình
Vậy, nếu chỉ muốn chuyển
ngữ và quan niệm “Peaceful
Evolution” ở mức độ “Diễn
Biến Hoà Bình” thì đó là một
ngộ nhận vĩ đại, và cũng là
một trạng thái chẳng đặng
đừng trong một khung cảnh
xã hội đổ vỡ, bất toàn, tranh
sáng tranh tối.
Thực chất giới lãnh đạo cộng
sản chỉ đủ sở trường quan
niệm “Peaceful Evolution” ở
mức độ tiêu cực hay thụ
động:
1. Như một mối đe doạ cho
ý thức hệ của họ, nên cuống
cuồng chống đối, vùng vằng
phản kháng như đỉa phải vôi;
2. Nhưng nếu thấy suy nhược
trong thế cổ thủ, cô lập, thì
lại sẵn sàng tìm cách khúm
núm, ăn có với địch cốt để
sống còn. Như Đặng Tiểu
Bình đã làm, như cấp lãnh
đạo Hànội đang làm: cúi đầu
nhận tiếp viện, súng ống, kỹ
thuật, tài lực Tây phương
như liều thuốc “diễn biến”
cải tử hoàn sinh…cho “đảng,
cho mình”. Thế thôi.
3. Do đó trí tuệ mánh mung
lẫn khôn ngoan xảo quyệt
của giới lãnh đạo CS không
vượt ra khỏi tầm hiểu biết
tham lam, vị kỷ, vị đảng của
họ, nên chẳng bao lâu “diễn
biến đổi đời-đổi mới” của họ
lại luẩn quẩn ứ đọng trong
ao tù thịnh vượng giả tạo,
tham nhũng; cướp bóc, nuốt
chửng lẫn nhau.
4. Hiện tượng diễn-biến-
phát-tài-tự-nổ đang xẩy ra ở
mọi môi trương kinh doanh
tập trung, mọi mặt đầu cơ
đảng phiệt mafia gia truyền
tại Trung Quốc, như tại Việt
Nam. Cấp lãnh đạo tài phiệt
đỏ Chấu Á bề ngoài thì lừa
dân, bề trong nội đình thì
lừa đảo lẫn nhau.
Có hiện tượng sai lầm như
vậy vì quan niệm “Diễn Biến
Hoà Bình” vỏn vẹn thể hiện ở
cấp lãnh đạo quốc gia, nên
chỉ có tính cách chuyển biến
tiêu cực và thụ động
[negative & passive
transformation]. Cấp lãnh
đạo cộng sản quốc tế đã cho
thấy rõ chính sách cai trị và
quản trị của họ chỉ là những
chắp nối thủ đoạn phá hủy,
rồi tự phản, tự phá.
Ngược lại, lời kêu gọi về
“Peaceful Evolution” của John
Foster Dulles cần được xác
định một cách chính xác, tích
cực và chủ động, vì:
1. “Evolution” không phải là
“diễn biến”, “thay đổi”, “biến
đổi” [Transformation] vô
định, luẩn quẩn, ngược xuôi,
xuôi ngược. Như với trò chơi
block-lego gọi là
“transformer”, trẻ em có thể
biến đổi các cục lego thành
người, rồi thành xe, thành
nhà, hay ngược lại. Từ vuông
biến đổi thành tròn, từ tròn
thay đổi thành dài, bẹt,
ngang, thẳng, muôn hình vạn
trạng v.v Tất cả những trạng
thái hoán chuyển/diễn biến
đó chỉ có thể được gọi là
“thay đổi/transformation”
hay “biến dạng/
déformation”, chứ không là
“Evolution”.
2. Vì muốn có “Evolution” thì
sự đổi thay phải đưa tới
“tiến hoá”, “tiến triển”, phát
triển” [progression/growth]
từ thô sơ, hà tì thành tinh vi,
toàn hảo; từ thấp kém thành
tiến bộ, thăng tiến v.v.
3. Do đó “Peaceful Evolution”
phải được dịch là “Diễn Tiến
Hoà Bình”, chỉ đạt được bằng
một sự lựa chọn tích cực,
phù hợp, nhằm cải tiến, tăng
trưởng [Selection /
Adaptation/Improvement]
một môi trường, một thể
chế.
Như theo “Thuyết Tiến
Hoá” [Evolutionism], loài khỉ
dần dà diễn tiến thành loài
người đứng thẳng, rồi tiến
triển thành con người biết
suy nghĩ– có tư tưởng, tâm
linh, có văn hoá, có sáng
tạo, mỗi lúc mỗi toàn hảo,
tinh vi, tiến bộ. Do đó khi
con người bị các chế độ bất
nhân, dã man đầy đoạ thành
súc vật, ngủ ở chuồng heo,
ăn cám — đổi đời/diễn biến/
transformed” thành nô lệ vô
sản, nô lệ cuồng tín, nô lệ tư
tưởng, nô lệ lao động, nô lệ
tình dục, thì “diễn
biến” [transformation] đó chỉ
có nghĩa là suy thoái, là thụt
hậu, là tận cùng tha hoá, tàn
phá nhân bản khác hẳn với
“peaceful evolution”, với
“tiến hoá hoà bình” mà John
Foster Dulles mong quảng
bá; mà con người chân chính
vẫn muốn thực hiện.
IV. Vậy làm thế nào có “Diễn
Tiến Hoà Bình/Peaceful
Evolution” trong một quốc
gia còn theo chủ nghĩa cộng
sản như Việt Nam?
Như đã định nghĩa sơ khởi,
sách lược “Peaceful
Evolution” chủ trương một
[a] “tiến trình chuyển đổi” từ
thể chế độc tài toàn trị sang
thể chế dân chủ [b] bằng con
đường hoà bình [c] tại các
quốc gia cộng sản.
Muốn thấy Việt Nam thực sự
“diễn tiến hoà bình” thì phải
xác định mức độ “Diễn tiến
dân chủ” hay “Dân Chủ Hoá”
một cách tích cực, chủ động.
Khi mục tiêu là Dân Chủ, thì
việc đầu tiên phải hoàn trà
cho toàn dân vị trí nguồn gốc
của mọi trào lực chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hoá,
sáng tạo. Dân tộc đại chúng
bất phân kỳ thị phải là cứu
cánh của mọi phúc lợi, an
ninh và luật pháp quốc gia,
trên căn bản công bằng về
quyền lợi và trách nhiệm.
Do đó, những điều kiện dân
chủ hoá cần thiết dưới đây
phải hội đủ trên bốn bình
diện chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hoá:
1. Bình Diện Chính Trị và
Công Quyền
Tiên quyết, chế độ CSVN và
mọi hình thức độc tài đảng
phiệt, tập đoàn chuyên
chính, quân phiệt và tài
phiệt tại Việt Nam phải tự
giác, nhận giải thể một cách
sòng phẳng, toàn diện, để
tiến hoá hội nhập một thể
chế pháp trị, đa đảng, tuần
hoàn đại diện dân trên căn
bản tam quyền phân lập.
Theo hình thức chấp chính
này, toàn dân sử dụng quyền
lực chính trị hay dân quyền
để bầu cử và kiểm soát
chính phủ. Do đó, chính thể
dân chủ có trọng trách thi
hành việc nước theo ý dân,
phục vụ qua sự ủy thác của
dân: nhà cầm quyền hành
pháp, lập pháp và tư pháp
được dân chúng chọn để ủy
thác quyền chấp chính, để
gián tiếp đôn đốc, bảo vệ
quyền lực và quyền lợi của
chính người dân.
Vậy quyền chính trị, công
quyền, sứ mạng đảng phái
chỉ có tính cách đại nhiệm
[28] chứ không có tính cách
chấp hữu [29]. Đó là đại diện
dân và đại nhiệm quyền lợi
của dân. Vì căn bản dân là
thân chủ, là sở hữu chủ của
quyền lợi giao phó.
Mọi hình thức vượt hay
chống lại quyền “ủy nhiệm/
đại nhiệm” trên sẽ phải coi
là lạm quyền và tiếm quyền
[30], làm mất tính cách chính
thống/chính đáng
[legitimacy] của nhà cầm
quyền, của đảng phái chấp
chính. Những thành phần
nhiệm chức vi phạm quyền
hành, vị phạm luật pháp sẽ
bị tố cáo, thanh trừng, cách
chức [31].
Vậy, mọi thế lực công quyền,
chính trị, đảng phái phải
thượng tôn luật pháp hiến
định; sinh hoạt một cách
công minh, chân chính,
tương xứng; nhằm phục vụ
phúc lợi và tương lai dân
tộc; bảo trọng sự vẹn toàn
và khả năng phát triển của
lãnh thổ, thiên nhiên và tân
tạo.
Quyền tư hữu phải được xác
định một cách công minh,
nghiêm túc, sòng phẳng để
giải quyết mọi bất công, oan
ức của người dân trước đây
và sau này.
Quyền tư hữu phải được
phối hợp chặt chẽ với dân
quyền và nhân quyền, một
cách liên tục, bất khả tước
đoạt, dưới mọi hình thức,
mọi điều kiện khả thi.
2. Bình Diện Kinh Tế Và Kinh
Doanh
Việt Nam cần xác định và
bảo trọng một chính sách
kinh tế mở, phục vụ người
dân trong nước, qua sự hợp
tác đa phương về mặt kinh
doanh và phát triển quốc gia
bằng cách:
[a] bác bỏ chế độ quản trị
quốc doanh để tránh mọi
hình thức thao túng độc
quyền kinh doanh, độc
chiếm thị trường [32] vốn là
những nguồn gốc của bế tắc
kinh tế và tham nhũng dây
truyền.
[b] tăng trưởng hệ thống
kinh doanh tư, trên căn bản
tự do thương nghiệp, đầu tư
theo sáng kiến kinh doanh;
cung ứng nhu cầu tiêu thụ
và ý muốn của người dân.
(c) tăng trưởng hệ thống kinh
doanh nhân bản:
tiêu chuẩn hoá đạo đức
nghề nghiệp [professional
ethics];
tiêu chuẩn hoá đạo đức kinh
doanh [Corporate social
responsibility];
tái dụng và chuyên môn hoá
nhân công;
đa dạng hoá quyền lợi của
giới lao động
bảo vệ môi trường;
(d) hệ thống hoá kinh doanh
kết sinh:
theo tiêu chuẩn phát triển
quốc gia và địa phương;
theo tiêu chuẩn hợp tác khu
vực;
theo tiêu chuẩn thị trường
toàn cầu;
(e) kết hợp thực lực chính trị,
kinh tế và kinh doanh một
cách ôn hoà, cân nhắc quyền
lợi tư nhân và bổn phận
nghề nghiệp, sáng kiến và
trách nhiệm kinh doanh,
nhằm phục vụ công ích và
tiến bộ nhân loại.
3. Bình Diện Xã Hội và Tổ
Chức Xã Hội Dân Sự
Con người tự do có quyền và
trách nhiệm tụ họp; đóng
góp khả năng, trí tuệ và tâm
linh khi phục vụ xã hội, bằng
cách tự nguyện đoàn ngũ
hoá thành tổ chức xã hội
dân sự [XHDS], dưới hình
thức tổ chức bất vụ lợi, độc
lập, hoặc tổ chức phi chính
phủ, để hoạt động trong các
lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ
thiện, giáo dục, tôn giáo,
nghề nghiệp, điều nghiên,
văn học, nghệ thuật, các
phong trào dân vận bảo
trọng nhân quyền v.v.
Khi tự nguyện thành lập
đúng theo khuôn khổ và thủ
tục pháp định, tổ chức XHDS
có dịp công khai, minh bạch
hoá mục tiêu và sứ mạng
theo đuổi, với kết quả đóng
góp thế lực và ảnh hưởng
dân chủ trong lĩnh vực sinh
hoạt cộng đồng.
Sinh hoạt hợp pháp của tổ
chức XHDS cũng cho phép
lượng giá hệ thống công
quyền hiện hữu là dân chủ
tự do nếu tôn trọng hoạt
động chính thống của XHDS,
còn không sẽ phải coi là
chuyên chế, phản dân chủ,
khi cấm đoán, kìm kẹp, kiểm
soát các tổ chức tập thể này.
XHDS phải được minh thị tôn
trọng như một nhu cầu
chính đáng của dân, do dân,
vì dân. Mọi hình thức tổ
chức XHDS khác đều có tính
cách trá hình, lươn lẹo, vừa
phản động ngược chiều, vừa
vô hiệu, phí phạm nhân lực,
tài lực.
Nhiều thống kê đã cho thấy,
mức độ tăng trưởng về dân
chủ chân chính đưa tới tình
trạng gia tăng lợi tức quốc
gia và tức nhiên gia giảm
cảnh nghèo khó trong xã hội
đó. Tuyệt nhiên, xoá đói
giảm nghèo không thể thực
hiện bằng chính sách a tòng
tài phiệt ngoại bang bóc lột
nhân công, xuất khẩu lao
động, bán dâu cho ngoại
quốc.
Ngoài các yếu tố tư bản và
kỹ thuật tân trang, phương
thức đầu tư nhận sự một
cách thiết thực, lâu bền,
cùng thể thức tôn trọng pháp
luật, bảo trọng quyền tư hữu
và tự do mậu dịch vẫn là
những thành tố của một môi
trường hữu hiệu trong việc
xoá đói giảm nghèo, với sự
phối hợp viễn kiến, lòng bác
ái nhân từ của thế lực đa
phương phục vụ quyền lợi và
nhu cầu nhân dân.
Hơn nữa, trong một xã hội
vững bền, đầy đủ tiện nghi,
có văn hoá nhân bản bình
đẳng, bình quyền, bình sản,
tôn trọng pháp luật, bảo
trọng nhân phẩm thì nạn
tham nhũng sẽ giảm thiểu
tối đa.
4. Bình Diện Văn Hoá Sáng
Tạo
Dân chủ tự nó không có ý
nghĩa gì cả. Nó không phải là
một tặng dữ có sẵn, bất
biến, cho không, biếu không,
như quả sung văn minh rụng
xuống miệng người tiêu thụ.
Dân chủ chỉ khởi phát khi
chính quyền và người dân ở
mọi tầng lớp trong nước [a]
thực sự quan tâm tới dân
chủ, [b] có nhu cầu và khả
năng hội nhập một nền văn
hoá dân chủ,[33] với chủ
trương:
1. bảo trọng và phát huy một
nền văn hoá đa dạng trên
căn bản tương nhượng, đối
trọng, bình đẳng, không cho
phép bất cứ truyền thống, tư
tưởng, tín ngưỡng nào trở
thành độc tôn, độc chiếm
ảnh hưởng, hay có ưu thế
lấn át những thành tố khác.
2. bảo trọng và phát huy một
nếp sống hội nhập sinh hoạt
dân chủ, tự do, cởi mở,
không quá khích, mà quyền
lợi và trách nhiệm phải đối
xứng, cân bằng.
3. bảo trọng và phát huy một
đạo sống tự lập, tự giác, có
khả năng hội nhập công ích
và quyền lợi chung một cách
công bằng, tự nguyện, không
bị áp lực, kìm kẹp.
4. bảo trọng và phát huy một
tư duy đối tác, một quan
niệm lãnh đạo tự kiểm, tự
trọng, nhận lãnh trách
nhiệm, không ỷ lại, đổ thừa.
5. bảo trọng và phát huy một
nền giáo dục toàn diện, đào
tạo công dân toàn cấp [a]
đầy đủ kiến thức sáng tạo,
[b] tôn trọng luật pháp, [c]
có ý thức căn bản của một xã
hội dân sự trưởng thành, tự
duy, tự phát [c] có tự do và
khả năng tranh luận, đối
kháng, [d] có khả năng và
trách nhiệm quyết định trong
sáng, hoạt động minh bạch.
6. trau dồi đạo sống kết sinh
những truyền thống cũ và
mới có giá trị diễn tiến nhân
bản, [a] về mặt kiến thức
sáng tạo và kỹ thuật cập
nhật, [b] về phúc lợi vật chất,
tâm linh khả ứng nhu cầu
địa phương, khu vực và toàn
thế giới, trên đà hội nhập và
tiến hoá nhân loại.
7. xác định dân chủ [a] vừa là
một hứa hẹn phát huy tự do
và phẩm giá nhân bản khi
thực thi công bằng cá nhân,
xã hội, chính trị, kinh tế, văn
hoá, [b] vừa là một thách đố
tích cực khi lịch trình tiến
hoá đưa tới thành quả của
nền dân chủ lại do chính
người dân – đại chúng thuộc
mọi giới, mọi khả năng, mọi
xu hướng – đạm nhậm, thực
hiện, không ai khác, không
sao hơn.
Để Tạm Kết
Trước thời điểm kết thúc chế
độ cộng sản tại Châu Âu vào
năm 1989, trong lúc Đông
Đức còn ra uy cử hành kỷ
niệm 40 năm thống trị,
Gorbachev khi tới tham dự
đã cảnh cáo lãnh tụ Erich
Honecker sớm cải cách giải
thể: “Ai chậm trễ sẽ mất
mạng” [Wer zu spät kommt,
den bestraft das Leben/He
who is too late is punished
by life).[34] Chắc chắn ngày
hôm nay, các lãnh tụ CSVN
cũng đã từng nghe những lời
nhắn nhủ, cảnh cáo tương
tự, trong và ngoài nước.
Phải chăng gần đây những
lời tuyên bố lập đảng Dân
Chủ Xã Hội của hai ông Lê
Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận
là những phát biểu cá nhân
phản tỉnh; những phản kháng
leo teo, lạc lõng, rồi nín bật;
hay là ý nguyện chung của
“cánh ly khai” đảng CSVN
mỗi lúc mỗi ồ ạt để thực sự
trở thành lực lượng đối lập;
hay là lời mở đường cho giới
lãnh đạo chuẩn bị giải thể
chế độ CSVN để tự lột xác
sống còn dưới trướng dân
tộc tự quyết.
Cựu Tổng Thống Nga Boris
Yeltsin đã từng tuyên bố: ”…
Người Cộng sản bất trị,
không có thuốc chữa, mà
phải trừ tiệt” (Communists
are incurable, they must be
eradicated). Sớm muộn gì
chế độ CSVN độc tài toàn trị
sẽ phải giải thể hay tự hủy
trước phong trào diễn tiến
dân chủ.
Riêng đối với đại chúng —
mọi thế hệ, mọi giới, mọi
khả năng, mọi xu hướng —
khi đã ý thức nhu cầu cấp
bách của đại cuộc vận
chuyển theo hoài bão và
tương lai dân tộc, sự chậm
trễ nhập cuộc diễn tiến dân
chủ chân chính, có tự do và
nhân quyền, là một lỗi lầm
lịch sử cần phải chấm dứt
kịp thời.
[1] John Foster Dulles
(February 25, 1888 – May 24,
1959) served as U.S.
Secretary of State under
President Dwight D.
Eisenhower from 1953 to
1959. He was a significant
figure in the early Cold War
era, advocating an aggressive
stance against communism
throughout the world.
[2] Asia Times Online: Hu
warns successors over
“peaceful evolution”’
[3] 1959: Preventing Peaceful
Evolution | China Heritage
Quarterly
[4] The Soviet theory of
peaceful coexistence
asserted that the United
States and USSR, and their
respective political
ideologies, could co-exist
together rather than fighting
one another. See endnote #
9.
[5] Michael Schoenhals, ed.,
China’s Cultural Revolution,
1966-1969: Not a Dinner
Party (Armonk, N.Y.: M.E.
Sharpe, 1996. An East Gate
Reader). xix, 400p. ISBN
1563247364.; MacFarquhar
Roderick and Schoenhals,
Michael. Mao’s Last
Revolution. Harvard
University Press, 2006. ISBN
0674023323
[6] Bài phát biểu của Hồ Cẩm
Đào đã được xuất bản bởi tờ
Tìm kiếm Sự Thật, một tạp
chí hàng đầu của ĐCSTQ do
Trường Đảng Trung ương
điều hành, trong ấn bản đầu
tiên của mình cho năm 2012.
[7] T.Huyền, “Phòng, chống
“Diễn biến hòa bình” ở Việt
Nam – Những vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, 9
tháng 3 năm 2009.
[8] BBC Vietnamese – Việt
Nam – Diễn biến hòa bình,
May 27, 2009.
[9] Khrushchev solidified the
concept in Soviet foreign
policy in 1956 at the 20th
Congress of the Communist
Party of the Soviet Union.
The policy arose as a
temptation to reduce
hostility between the two
superpowers, particularly in
light of the possibility of
nuclear war. The Soviet
theory of peaceful
coexistence asserted that the
United States and USSR, and
their respective political
ideologies, could co-exist
together rather than fighting
one another, and Khrushchev
tried to demonstrate his
commitment to peaceful
coexistence by attending
international peace
conferences, such as the
Geneva Summit, and by
traveling internationally,
such as his trip to America’s
Camp David in 1959. The
World Peace Council founded
in 1949 and largely funded
by the Soviet Union
attempted to organize a
peace movement in favor of
the concept internationally.
[10] NATO ký kết 4 April 1949.
Các quốc gia thành viên sáng
lập & gia nhập trong chiến
tranh Lạnh gồm Anh, Bỉ, Bồ
Đào Nha, Canada, Đan Mạch,
Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland,
Luxembourg, Na Uy, Pháp, Ý,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, CHLB
Đức, Tây Ban Nha.
[11] Warsaw Pact [Khối liên
minh quân sự các nước
XHCN] ký kết tại Warsaw năm
1955, gồm Liên Xô, Albania
(rút ra năm 1968), Ba Lan,
Bulgaria, Đông Đức, Hungary,
Romania, Tiệp Khắc
[12] hostilities & nuclear war
[13] Strategic Arms Limitation
Talks (SALT –I) and the
Helsinki Accords
[14] Lech Walesa. The
Struggle and the Triumph:
An Autobiography. Arcade
(1991). Tagliabue, John (13
September 1989). “Poles
Approve Solidarity-Led
Cabinet”. The New York
Times.
[15] József Bayer, “The
Process of Political System
Change in Hungary”,
inSchriftenreihe des Europa
Institutes Budapest, 2003.
“Hungary Purges Stalinism
From Its Constitution”. The
New York Times. 19 October
1989.
[16] Mary Fulbrook. History
of Germany, 1918-2000: the
divided nation; Bleiker ,
Roland. “Nonviolent Struggle
and the Revolution in East
Germany” The Albert Einstein
Institution. 1993.
[17] Nelson, Lars-Erik. New
Czechoslovakian Leaders Are
As Stunned As Their People.
New York Daily News,
1990-02-21; Wolchik, Sharon
L. “Czechoslovakia’s ‘Velvet
Revolution.’” 1990. Current
History. 89:413-416,435-437.
Retrieved March 11, 2009;
Glenn, John K. “Competing
Challengers and Contested
Outcomes to State
Breakdown: The Velvet
Revolution in Czechoslovakia”
. September 1999. Social
Forces. 78:187-211. Retrieved
March 11, 2009
[18] Crampton, R.J., A
Concise History of Bulgaria,
2005, pp.205, Cambridge
University Press
[19] Sebetsyen, Victor (2009).
Revolution 1989: The Fall of
the Soviet Empire. New York
City
[20] Glenny, Misha (1996).
The fall of Yugoslavia: the
third Balkan war. Penguin
Books
[21] Sebetsyen, Victor (2009).
Revolution 1989: The Fall of
the Soviet Empire. New York
City
[22] Trung Hoa, Việt Nam,
Bắc Triều Tiên, Lào, Cao Mên
[23] proxy war
[24] remote war of
containment
[25] state capitalism
[26] Renovation
[27] Oligarchic privatization;
déceptive acquisition &
détournement de fonds
publics;
[28] attribution de pouvoir
représentatif
[29] attribution de pouvoir
possessif ou de mainmise
[30] abuse of power/
accaparement de pouvoir
[31] mise en accusation/
removal, impeachment
[32] Marché de monopole
[33] cultural democracy
[34] Wer zu spät kommt, den
bestraft das Leben/He who is
too late is punished by life)
.Sebetsyen, Victor (2009).
Revolution 1989: The Fall of
the Soviet Empire. New York
City
Nguồn:
http://www.vietthuc.org
/2013/09/07/t%E1%BB%AB-di
%E1%BB%85n-bi%E1%BA%
BFn-hoa-binh-t%E1%BB%9Bi-
di%E1%BB%85n-ti%E1%BA%
BFn-dan-ch%E1%BB%A7/

posted from Bloggeroid

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Ăn cướp thì được hay mất

Không muốn nói đạo lý với kẻ cướp, nhưng cũng phải nói, biết đâu chúng phục thiện?
Ăn trộm ăn cướp của người
khác được hay mất? Tôi nghĩ
là mất nhiều hơn được. Cái
anh được là có được tài sản
của người khác nhưng anh bị
mất ngủ, lương tâm anh bị
cắn rứt, trong thâm tâm anh
rất xấu hỗ, anh bị mọi người
lên án, anh bị bạn bè ko tin,
anh bị người thân khinh bỉ.
Chưa kể nếu theo quan điểm
Phật giáo thì
anh đã phạm 1 trong 5 trọng
tội
trong ngũ giới nhà Phật, sẽ
bị đền tội.
Tương tự một tổ chức hoặc
một quốc gia cũng như thế.
TQ ăn cướp Hoàng Trường Sa
của VN, (cũng như Tây Tạng
của người dân Tây Tạng) ko
hợp pháp trên cả
ba khía cạnh lịch sử, đạo lý
và pháp lý, thì chính phủ và
con cháu của chúng sẽ mang
tội, sớm muộn gì cũng phải
đền tội thôi, chân lý ko sai
chạy, Phật có nói sai bao giờ.
Chúng cướp được Hoàng
Trường sa (và Tây Tạng) mặc
dù chưa bị
đền
tội hay trả giá gì, thì lương
tâm
chúng cũng cảm thấy xấu xa,
nhân loại nhìn chúng nó
bằng cặp mắt bất tín, thế
giới cũng xem nó với một
thái độ khinh khi. Chính phủ
nhiều nước đã lên án bọn
chúng. Chúng nó
được hay mất?

32.- KHÍ

32.- KHÍKhí có ra vào, khí hậu thiên,
Trước lên sau xuống nối liền liền,
Chơn-Nhơn mới đặng dòng thai-tức,
Cổi sạch lốt phàm hóa kiếp Tiên.
Tiên phàm, hơi thở khác nhau xa,
Người biết thở vào, kẻ thở ra,
Hơi thở ra ngoài là lốc khí
Chơn-Nhơn chi tức diệu thay là.
Là người tu học pháp vô-vi,
Niệm Phật tụng kinh chẳng biết gì?
Máy nhiệm trong mình chơn nhứt tức;
Khí thần diệu hiệp xuất Mâu-Ni.
Khí của phàm nhân trước lên sau xuống, còn khí của chân nhân trước xuống sau lên. Khí có ra có vào gọi là phàm tức (hơi thở phàm), chẳng ra chẳng vào gọi là chân tức (hơi thở thánh)
[60].
Hễ phàm tức đã đình thì chân tức tự nó phát động.
Hơi thở sở dĩ đình lại đây chẳng phải do cượng bế mà chẳng cho ra. Ấy là Tâm trống cho tột bậc, lặng cho hết sức, mà hễ tâm định nhiều chừng nào thì khí nó yếu lần theo chừng nấy. Theo phép này, bất kỳ đi đứng nằm ngồi, đều dẫn tâm đem về chỗ lặng lẽ, chẳng tưởng việc sẽ tới, không nhớ việc qua rồi. Lâu lâu, thần cùng khí hội, tình cảnh đều quên, thần ngưng khí kiết, chỉ có một hơi thở triền chuyển trong bụng chẳng ra chẳng vào gọi là Thai tức ( ) . Hơi thở này đã sanh, thì cố giữ cho trống lặng, luyện tinh hóa khí, thông thấu tam quan, rưới thấm ba cung. Đó gọi là chân thác thược, chân lư đảnh, chân hỏa hầu ( ).
Thiên Túy Hư nói rằng:
Tích ngộ chân sư truyền khẩu quyết,
Chỉ yếu ngưng thần nhập khí huyệt.
Nghĩa là:
Xưa gặp chân truyền khẩu quyết,
Chỉ phải định thần vào khí huyệt.
Ấy là lúc ban sơ chúng ta mới vừa thọ khí tượng thai, phần thọ tinh huyết của cha mẹ mà thành ngôi Thái cực mà chúng ta ai ai cũng đều có hết.
Chân nhân thần nương theo hơi thở thâm nhập vào trong khí huyệt của ta mãi mãi như còn ( ) chẳng chút gián đoạn. Cho nên chuyên khí chí nhu (làm cho khí yếu lần lần) cho đúng phép (đắc huyền diệu), thì thấy quẻ Phục của mình (coi bài chữ Mạch có giải quẻ Phục).
Thái Thượng Lão Quân nói rằng : "Thiên địa chi gian, kỳ du thác thược hồ ?"
Như vậy cái khoảng giữa trời đất có phải như ống bể lò rèn chăng? Con người nhờ được khí của trời đất mà sống. Hô hấp cái máy động của ống bễ. Chân tức là cái khí hô hấp. Nhưng cái chân tức này là gốc thọ khí, là nguồn sinh khí. Hô hấp lên xuống, xô đẩy chuyền nhau, ứng với âm dương, đồng như khắc lậu (đồng hồ nước). Cho nên nói rằng :
Châu thiên tức số, vi vi số ( )
Ngọc lậu hàn thinh, trích trích phù
Nghĩa là : Cái số hơi thở Chu thiên là số tinh vi (ý nói chẳng khá trước tướng). Nó tương phù với từng tiếng nhỏ giọt của đồng hồ nước ( ) (tỉ dụ hơi thở ra vào).
Có kẻ hỏi : Có cái thuyết nào lấy chân tức làm hỏa không?
Đáp : Chẳng phải lấy chân tức làm hỏa. Hỏa (Lửa) là thần của người, tức (hơi thở) là cái ống bễ của hỏa. Hơi thở của hỏa yếu dài mà chẳng dứt (miên miên bất tuyệt), tức là "chân nhân chi tức dĩ chủng" đó. Cho nên nói :
Mạn thủ dược lư, khan hỏa hậu,
Đãn an thần tức, nhậm thiên nhiên ( ).
Nghĩa là :
Chớ giữ thuốc lò, chăm hỏa hậu,
Chỉ yên thần khí, thuận thiên nhiên.
Phàm trong cả thân người, chỉ có một khí châu lưu,[61] khí thông thì vui khoái, khí nghẹt thì khổ đau. Cho nên tay múa chân đạp (luyện tập thể thao) là để dưỡng khí huyết của mình. Phép này chẳng luận giờ khắc nào, tùy tiện mà thi hành. Cần phải chuyên tâm bế tức (tập cho hơi thở nhẹ nhàng, cho đến hết ra vào chứ đừng cưỡng bế), ắt thần sung khí mãn, thì khí dễ lưu thông. Nhưng phải trợn mắt cắn răng (như giận) cho được nghiêm mật võ nghị, thì tà niệm tự nhiên không có. Làm như vậy được ít lần sau đó ngồi tịnh sẽ dễ trừ vọng niệm và tiêu tan bệnh tật.
Đoạn công phu này có nhiều chỗ hữu ích lắm, chớ khá xem thường rồi bỏ qua rất uổng.
Bạch Tẫn lão nhân nói rằng : "Tiên gia giữ kín chẳng truyền, thực ra chỉ có công phu luyện mạng mà thôi".
Mạng là gì?
Là Khí đó.
Bài này đã chỉ rõ : chẳng ra chẳng vào gọi là chân tức. Lại nói: phàm tức đã đình lại thì chân tức tự nó phát động. Phàm tức là lúc con người mới sinh ra, oa oa một tiếng, khí thông miệng mũi gọi là khí hậu thiên. Khí hậu thiên đã thông thì phải có sữa, có cơm nuôi. Hễ bế nó lại một chút thì chết. Còn khí tiên thiên thì chẳng như vậy. Mặc tình ở trong bụng mẹ mười tháng, bị bào y vấn bao, rốt cuộc cũng không chết.
Tại sao vậy? Tức là chỗ bài này gọi là triền chuyển trong bụng, chẳng ra chẳng vào đó. Người tu luyện dẫn tình đem về tánh, lâu ngày công phu già dặn, phản bổn hoàn nguyên (về cội gốc, ban sơ), cũng như con trẻ ở trong bụng mẹ chẳng khác.
Người thế gian chết đó, chẳng qua là ở trong miệng mũi hết khí mà thôi. Nay đang lúc còn sống mà miệng mũi đã hết khí thì còn sợ chết nỗi gì ? Đời mà không tin đạo tiên, là bởi chưa rõ lý này, chưa thấy người này mà thôi. »

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

NKYN 04 08 2013

Nhật ký yêu nước
[Troll Thư giãn]
"Chưa thấy đồng nghiệp ở
mấy tờ báo của công an và
quân đội lên tiếng nhỉ, thôi
để bọn mình viết hộ các bạn
vậy. (# Tuyenbo258)
TUYÊN BỐ 258 – TRÒ HỀ ĐÃ
LỖI THỜI
Thời gian gần đây, một nhóm
người tự xưng là Mạng lưới
blogger Việt Nam đã khởi
thảo và lưu truyền trên các
trang mạng xã hội một bản
tuyên bố mà họ gọi là Tuyên
bố 258. Nội dung của bản
tuyên bố này đòi xem xét lại
Điều 258 của Bộ luật Hình sự
năm 1999, sửa đổi năm 2009
về tội lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công
dân. Ngạo mạn hơn, bản
tuyên bố này còn đòi hỏi Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc xem xét và can thiệp
vào việc tranh cử vị trí thành
viên Hội đồng Nhân quyền
nhiệm kỳ 2014 -2016 của Việt
Nam.
Có lẽ không cần phải nói gì
nhiều về việc làm này của
nhóm “Mạng lưới blogger
Việt Nam”, bởi lâu nay,
người dùng Internet cũng đã
quen với việc lâu lâu trên
mạng lại xuất hiện một “kiến
nghị”, “lời kêu gọi”, “tuyên
bố” này nọ của những
blogger rỗi việc. Nội dung
của những thứ này cũng na
ná giống nhau, như đòi hỏi
Nhà nước phải “đảm bảo tự
do ngôn luận”, “cải thiện
nhân quyền”, “mở rộng dân
chủ”, v.v. Đại loại vẫn là
những luận điệu đã cũ, được
bọc dưới một vỏ bọc nghe ra
có vẻ nhân văn là “quyền con
người”, nhưng thực chất vẫn
chỉ là những ngôn từ xảo trá
nhằm che đậy âm mưu thúc
đẩy diễn biến hoà bình, gây
chia rẽ và làm giảm sút niềm
tin của người dân vào chính
quyền, tiến tới tạo cơ sở
pháp lý và chính trị cho việc
thực hiện đa nguyên đa đảng
ở nước ta.
Âm mưu và thủ đoạn đó của
những “lóc-gờ” rỗi việc cũng
đã nhanh chóng bị cộng
đồng mạng phát hiện, vạch
trần và lên án dữ dội. Nhiều
người thậm chí còn chỉ rõ ra
rằng việc làm của các “lóc-
gờ” cũng như toàn bộ cái gọi
là “phong trào dân chủ Việt
Nam” thực chất chỉ nhằm
một mục đích thấp kém hơn
rất nhiều, là đánh bóng tên
tuổi cá nhân, bịa đặt và vu
cáo chính quyền đàn áp, từ
đó kiếm cớ để… chạy ra nước
ngoài xin tị nạn (!). Có người
đã gọi đám blogger, “nhà
dân chủ” này là “những nhà
tuyền ký”. Thật thảm hại thay
cho những toan tính thấp
hèn khi bị dư luận vạch mặt.
Tuy nhiên, với cái gọi là
“Tuyên bố 258” vừa rồi,
nhóm Mạng lưới blogger Việt
Nam thậm chí còn tiếp tục
đẩy sự lố bịch lên một mức
độ mới, khi họ bày đặt việc
đem “Tuyên bố” đến gặp các
tổ chức quốc tế ở Bangkok,
trong đó có Văn phòng Cao
uỷ LHQ về Nhân quyền
(OHCHR). Chẳng biết họ đã
bôi nhọ, vu cáo, nói xấu đất
nước những gì và để được
bao nhiêu đô-la, nhưng xem
cách các đối tượng tự tung
ảnh lên mạng để hân hoan
“tự sướng”, cùng những lời
tung hô, suy tôn “anh hùng,
anh thư” của một bộ phận
người dùng mạng, mới thấy
trò hề đã được dàn dựng khá
kỹ càng và không nhằm mục
đích gì khác hơn là phá hoại
nỗ lực trở thành thành viên
của Hội đồng Nhân quyền
LHQ, mà Việt Nam đang xúc
tiến thực hiện như một sự
xác tín về tính dân chủ của
một Nhà nước của dân, do
dân, vì dân.
Các blogger đó đã quên, hay
cố tình quên, rằng Việt Nam
đang ngày càng hội nhập với
thế giới bằng những thành
tựu phát triển đáng kinh
ngạc cả về kinh tế lẫn chính
trị. Sau hơn 20 năm đổi mới,
đời sống người dân cả nước
được nâng lên từng ngày.
Những nhu cầu của người
dân về chính trị-kinh tế, văn
hóa-xã hội đều được đáp
ứng theo chuẩn của thế giới.
Tỷ lệ nghèo đói giảm đi rõ
rệt và Việt Nam đã đạt mức
nước có thu nhập trung bình.
Và có lẽ cũng chưa có một
nước nào quyền con người
lại được quan tâm rộng khắp
như ở Việt Nam.
Bị động cơ “đánh bóng tên
tuổi” làm cho tối mắt, họ
cũng không nhận ra một sự
thực hiển nhiên là “nước có
quốc pháp, nhà có gia quy”,
không Nhà nước nào lại
không có hệ thống luật pháp
phù hợp để thực hiện mục
tiêu quản lý xã hội, đảm bảo
trật tự, an ninh và đời sống
bình yên cho người dân. Còn
gì lố bịch và ngông cuồng
hơn việc một nhóm “công
dân mạng” gõ cửa các cơ
quan quốc tế để đòi quốc tế
can thiệp, buộc chính Nhà
nước của mình phải sửa đổi
pháp luật của mình. Phải
chăng họ muốn sống ở một
quốc gia vô luật, vô chính
phủ, để ai thích nói gì, làm
gì cũng được?
Nực cười hơn, phải chăng họ
tưởng rằng Liên Hợp Quốc sẽ
“can thiệp” như ý họ để “sửa
đổi pháp luật” của Việt Nam?
Các vấn đề mà cái gọi là
"Tuyên bố 258" nêu ra đã
phản ánh một cách phiến
diện, sai trái, không khách
quan về vấn đề tự do, dân
chủ, nhân quyền, quyền và
lợi ích hợp pháp tại Việt
Nam. Hơn thế nữa, việc
tuyên bố này đánh đồng vấn
đề nhân quyền Việt Nam với
các hành vi vi phạm pháp
luật rõ ràng là việc làm đi
ngược lại lợi ích của nhân
dân Việt Nam, những người
đang phải nỗ lực hàn gắn vết
thương chiến tranh, xây
dựng cuộc sống mới, tiến
bộ, hội nhập với thế giới.
Trò hề đã đến lúc cần chấm
dứt. Nhân đây, xin có vài
dòng nhắn nhủ đến những
kẻ đang lợi dụng các quyền
tự do dân chủ, mượn tay
quốc tế để chống phá chính
Nhà nước của mình: Toan
tính của các vị, chẳng ai còn
lạ gì. Song có điều mọi toan
tính đó đều chỉ là ảo tưởng
và sẽ sớm thất bại. Việt Nam
chắc chắn sẽ trở thành một
thành viên đầy đủ của Hội
đồng Nhân quyền LHQ, như
một sự minh chứng cho
những thành tựu chúng ta đã
đạt được trên mọi lĩnh vực.
Nhóm phóng viên"
Nguồn: Facebook Đoan Trang
posted from Bloggeroid

NKYN 04-08-2013-2

Nhật ký yêu nước
“CHUYỆN THIÊN ĐƯỜNG, ĐỊA
NGỤC, VÀ ‘NỖI OAN’ CỦA
ÔNG THỨ TRƯỞNG NGUYỄN
THANH SƠN”
“Chuyện ở Thiên đường”
Nào là chuyện mấy cháu
đang yên lành, nếu không
tiêm chủng, tiêm phòng thì
chưa chắc sau này đã chết vì
bệnh, bỗng được vác ra tiêm
phòng thì đua nhau lăn ra
chết.
Ừ, thì chết là chuyện thường
ở đất nước này, mỗi ngày cả
trăm người chết hoặc bị
thương vì tai nạn có sao đâu.
Nhưng khổ nỗi là ba đứa
chết ở cái tỉnh mà khi đó bà
Bộ trưởng Y tế đang công tác
ở đó. Bà ta đã không thèm
qua thăm vì “lịch bay đã cố
định và lịch làm việc đã
kín”… Thế rồi bà ta lên báo
hứa “xử lý nghiêm”, mà xử lý
cả cái bọn Vắcxin, bọn kỹ
thuật… mới ghê. Thế mới
biết, cái học hàm, Giáo sư,
tiến sĩ của bà Bộ trưởng thực
chất nó là gì. Và cũng thế là
trên mạng nhao nhao đòi Bộ
trưởng từ chức. Thậm chí có
đứa còn phát biểu là: Tao
đòi bà ta phải từ chức vì chỉ
nghe nói đã biết ngu rồi.
Đứa khác đáp lại: Ngu,
nhưng được cái là cháu cố
Tổng Bí thư.
Nghe cứ như chuyện đùa trẻ
con đưa ma dọa nhau. Từ
chức mà dễ thế ư? Thế thì
nói như ông Hùng – Chủ tịch
Quốc hội hiện nay thì “Lấy
đâu ra Bộ trưởng mà làm
việc”.
Rồi nào là chuyện Điếu Cày –
Nguyễn Văn Hải tuyệt thực
đến ngày thứ 35, gia đình và
bạn bè, các tổ chức quốc tế
quan tâm, đi khắp nơi hỏi
tin tức, kêu khắp các cửa từ
địa phương tới Trung ương.
Các cơ quan đổ qua, đổ lại
cho nhau. Cán bộ Trại Giam
thì ấp úng, bất nhất, thái độ
lấm lét, nói câu sau hở đuôi
nói dối ở câu trước. Cán bộ
Viện Kiểm sát thì hống hách,
trốn tránh gặp dân, cứ lủi
như chuột ngày…
Quả là thời gian gần đây, các
tù nhân liên tục tuyệt thực,
liên tục bị đánh đập, bị
ngược đãi, tù nhân bị chết
với nghi án cán bộ trại tù đòi
người nhà nộp tiền, không
có tiền thì đánh chết… được
phản ánh bằng nhiều cách,
nhiều phương tiện. Tất cả
phản ánh chế độ nhà tù có
nhiều vấn đề, mà cái này nếu
có thật, thì “đảng và nhà
nước ta” chẳng bao giờ
muốn ai biết. Thế mới khó.
Thế rồi, họ thi nhau sáng tác
ngôn ngữ như thi đua phát
huy thành tựu của “nền giáo
dục hoàn toàn Việt Nam’.
Này nhé, ở Thiên đường
XHCN Việt Nam chúng ta là
nơi có cuộc sống được đánh
giá là “hạnh phúc thứ nhì thế
giới” không có những điều
tồi tệ như trên thế giới này
vẫn tồn tại. VÌ thế, ở Việt
Nam không có Nhà Tù, chỉ có
Trại Giam. Ở Việt Nam cũng
không có tù nhân, chỉ có
Phạm nhân. Đặc biệt, ở Việt
Nam không có “tù nhân
chính trị” cũng không hề có
“phạm nhân chính trị” mà chỉ
có những người vi phạm
pháp luật về những lĩnh vực
chính trị hoặc vì “hai bao cao
su” hoặc “trốn thuế’, hoặc
chẳng vì cái gì cả… mà phải
ở tù thôi. Còn những ngôn
ngữ xa lạ như “Tù nhân
lương tâm”, “Tù nhân bất
đồng chính kiến”… thì chỉ
cần thay thế bằng cụm từ
“thế lực thù địch chống phá”.
Thế là ổn.
Quả là ngôn ngữ, miệng lưỡi
nhà Sản vô cùng phong phú.
Nó phong phú đến nỗi ngoài
xã hội, mọi vấn đề đều được
sử dụng phương pháp sáng
tác này. Mục đích là nhằm
chống lại các “thế lực thù
địch” ngày càng nở rộ trong
nhân dân đã dám gọi thẳng
những từ húy kỵ. Chẳng hạn,
chúng không gọi là “sự lãnh
đạo tuyệt đối” mà gọi thẳng
là “Độc tài”. Chúng không gọi
là “làm thất thoát” mà gọi
thẳng là “tham nhũng”,
chúng không gọi “thu hồi
đất” mà gọi thẳng ra là
“Cướp”… Những cách gọi
thẳng, nói thẳng đó quả là
rất khó chịu, làm mất đi hình
ảnh tốt đẹp của các công
bộc, những người đầy tớ
trung thành của nhân dân ta
và bản chất tươi đẹp của chế
độ ta.
Vì thế phong trào sáng tác ở
trong xã hội ta đã phát triển
rầm rộ mấy năm nay. Thành
tựu của nó là các từ mới
được sáng tác như: “Tàu lạ” –
để chỉ tàu của bọn Trung
Quốc cướp biển của Ngư
dân. “Quần chúng tự phát” –
để chỉ đám côn đồ hoặc cán
bộ giả danh côn đồ quấy phá
nhà thờ, thánh thất, bệnh
viện đòi giết người… “Quản
lý” – để chỉ việc bỗng nhiên
nhà thờ, thánh thất, tu viện
bị nhà nước vào cướp không
cần văn bản. “Vận động” – để
chỉ hành động ngăn cản, cấm
cản người dân đi biểu tình
yêu nước. “Cưỡng chế, thi
hành công vụ” – để miêu tả
hành động cướp đất của dân.
“Chống người thi hành công
vụ” – để chỉ việc người dân
chống lại việc cướp đất bằng
súng, lựu đạn hoặc chó và
công an, bộ đội… và cuối
cùng thì “Thế lực thù địch” –
để chỉ người dân.
Còn ở trong trại giam giữ
các phạm nhân như Cù Huy
Hà Vũ trước đây và Điếu Cày
hiện nay, họ không phải
“tuyệt thực”, chỉ là “từ chối
ăn thức ăn”. Họ cũng không
bị “biệt giam” như lời tố cáo
hoặc tù nhân vẫn gọi, mà là
họ bị “giam bóc tách”.
Cứ mỗi lần nghe các cán bộ,
cơ quan nhà nước ta phát
minh ra một sáng kiến quản
lý nhà nước kiểu như: cấm
xây nhà kiểu Pháp hoặc Châu
Âu, Cấm để thịt lâu quá 8
tiếng, Phải đi xe chính chủ…
hoặc một “từ lạ” nào đó, thì
“thế lực thù địch” của đảng
và nhà nước lại có cơ hội
giải trí, bàn tán và khỏi đi
xem hài kịch.
Đến chuyện ở địa ngục
Chuyến thăm của ông Chủ
tịch nước sang tận xứ địa
ngục Hoa Kỳ của “bọn tư bản
giãy chết” cũng thu hút nhiều
sự chú ý của dư luận. Nhiều
người đặt hi vọng, nắc nỏm
theo dõi xem ông Chủ tịch
sẽ nói gì, làm gì, đợt này
nghe tin là “quyền con
người” sẽ được bàn bạc
thẳng thắn và sáng sủa hơn…
Tôi thì chẳng có hi vọng gì ở
một ông Chủ tịch hoặc một
chuyến đi của ông quan chức
nào cả. Cỗ máy cộng sản vận
hành theo một quán tính và
gọi là “cơ chế” cố hữu và cổ
lỗ, vô vọng từ lâu. Vì thế,
một cá nhân Chủ tịch nước,
Thủ tướng hay ngay cả Tổng
Bí thư đi nữa, thì cũng đều
là sản phẩm của thứ Chủ
nghĩa Mác – Lenin vô thần và
bạo lực, dối trá sinh ra mà
thôi. Do vậy, ai cứ hi vọng về
một cá nhân như Chủ tịch
nước, hoặc Thủ tướng sẽ cải
thiện quyền Con người hay
quyền con vật, thì đó là sự
ảo tưởng. Không có ông Thủ
tướng này, sẽ có ngay ông
khác tệ hơn, không phải là
Chủ tịch hay TBT này, sẽ có
ông khác bẩn thỉu và dốt nát
hơn. Nhưng tất cả vẫn tồn
tại, vẫn “quang vinh”, “sáng
suốt” và “là đạo đức, là văn
minh”.
Cái gọi là “cơ chế” mà ai
cũng chửi, từ TBT đến người
dân cùng đinh, ai cũng khạc
nhổ vào nó, bởi nó là
nguyên nhân mọi suy đồi ở
Việt Nam. Nhưng không ai
dám chỉ mặt vạch tên nó ra
– thực chất là cái Chủ nghĩa
Mác – Lenin, như một chứng
hoang tưởng, như một đại
họa cho loài người vẫn bám
vào đất nước này để tồn tại.
Khi Trương Tấn Sang đến Mỹ
đã được đón tiếp bằng
những rừng cờ và những
cuộc biểu tình phản đối. Quả
thật, có lẽ trên thế giới ít có
đất nước nào mà mỗi lần
lãnh đạo đất nước đến
những nơi có con dân mình
sinh sống lại vấp phải sự
chống đối kịch liệt đến thế.
Chuyện này không phải đến
ông Sang mới có, từ xưa các
lãnh đạo “đảng và nhà nước
ta” đều đã có màn chui cửa
hậu, chuồn cửa sau để trốn
cộng đồng “khúc ruột ngàn
dặm” của mình tại những nơi
đến thăm. Những chuyện đó
đã trở thành huyền thoại đối
với thế giới, thành chuyện
thường ngày đến mức các
lãnh đạo đảng và nhà nước
coi là chuyện đương nhiên,
không cần xấu hổ.
Thế nên chuyện đó cũng dần
dần bị quên đi, coi như
chuyện đi sang Việt Nam
được ăn rau muống luộc vậy.
Bộc lộ tư duy: “vì tiền”
Chuyện có những sai sót
trong chuyến đi nước ngoài
của lãnh đạo ta thì nhiều.
Riêng sang Mỹ, cũng đầy
chuyện, chẳng hạn vụ “chánh
nghĩa sáng ngời” của Chủ
tịch Triết, vụ dùng “Phao thi”
hoặc “hành nghề cái bang”
với Bill Gate của Thủ tướng
Khải… Riêng vụ ông Sang
đến Mỹ phát biểu “là người
Việt gốc Mỹ làm ăn ở Hoa Kỳ”
làm cả hội trường choáng
váng, cứ tưởng đợt này bọn
Mỹ biến giấc mơ “Sau một
đêm ngủ dậy được trở thành
người Việt Nam” thành sự
thật.
Tuy vậy, dư luận không chú ý
lắm đến điều này. Không sai
mới là chuyện lạ, sai là
thường, mới là lãnh đạo Việt
Nam.
Nhưng hôm nay, chuyện bị
biểu tình được ông Thứ
trưởng Ngoại giao Nguyễn
Thanh Sơn giải thích rằng thì
là: “Có những người chỉ vì
đồng tiền, có những người
chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có
những người chỉ vì có 1 chút
thu nhập thêm mà tham gia
những hoạt động đó…”.
Quả là cách giải thích rất
“biện chứng, khách quan và
thuyết phục”! Còn gì hấp dẫn
hơn nữa, nếu không phải là
Tiền? Cái gì có thể giải thích
nhanh hơn nếu không phải
là vì Tiền? Người ta làm làm
gì cái việc không phải việc
nhà họ, nếu không có tiền?
Đơn giản quá và “biện
chứng” quá. Có lẽ ông Tiến sĩ
Mác Lê Nguyễn Phú Trọng
cũng không thể giải thích
“biện chứng” hơn(!)
Và lập tức câu nói này nhận
được không chỉ là sự phản
đối, mà là sự chế nhạo, trở
thành chuyện hài hước có
thể được lưu lại trong lịch sử
ngành ngoại giao xã hội Chủ
nghĩa.
Ở đó, người ta không chỉ
đánh giá trình độ hiểu biết,
mà người ta đề cập đến suy
nghĩ của một cán bộ cao cấp
của nhà nước. Thì ra, tư duy
“tất cả vì đồng tiền” đã ngấm
sâu vào máu. Và điều đó
không có gì là khó hiểu.
Nhiều người thắc mắc là ông
này không hiểu được “Khúc
ruột ngàn dặm của đảng”-
nên mới nói linh tinh, vu
cáo, chọc giận bà con như
vậy.
Thì đã hẳn, không hiểu là
chuyện đương nhiên. Bởi,
nếu hiểu biết, thi có “nói
theo nghị quyết”, miệng vẫn
cứ… ngường ngượng. Nhưng,
ở đây ông nói trơn tru, cái
trơn tru của lưỡi con chó
liếm thớt: ngon lành và say
mê, tin tưởng.
Làm sao ông ta có thể hiểu
được tấm lòng, văn hóa
người Việt yêu quê hương,
đất nước và tha thiết với vận
mệnh dân tộc khi ông ta là
một Đảng viên CS. Bởi khi
vào đó, tuyệt nhiên không có
bất cứ một lời hứa, lời thề
nào yêu đất nước, yêu dân
tộc? Và cái đảng này tuyệt
đối tin tưởng rằng: Vật chất
có trước, tinh thần có sau.
Làm sao ông có thể hiểu
được là có thể có những việc
người ta làm không vì tiền?
Khi mà hàng ngày, hàng giờ
ông đến cơ quan, ông đi làm
việc, ông đi hội họp, thăm
cơ sở… bất cứ chỗ nào, cũng
đều mang nặng cái gọi là
“văn hóa phong bì”. Ngay cả
đến gặp Tổng Bí thư tiếp xúc
cử tri, mà mỗi cử tri cũng
một phong bì đút túi. Thậm
chí, ngay những việc làm
thuộc trách nhiệm của mình,
vẫn cứ phải có tiền mới làm.
Làm sao ông có thể không
nghĩ là có tiền người dân
mới đi biểu tình, dù biểu
tình ngoại giao theo “sự lãnh
đạo tuyệt đối”? Bởi ngay cả
khi đám học sinh được huy
động đến trước ĐSQ Mỹ biểu
tình “phản đối Mỹ xâm lược
Iraq” thì mỗi đứa vẫn phải
đút túi mấy chục ngàn mới
chịu đi. Hoặc đám côn đồ
được mang danh “quần
chúng tự phát” bao vây nhà
thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Thái
Hà vẫn chia nhau tiền đều
đặn – Dù những đồng tiền
nhơ bẩn đó, lại chính từ tiền
thuế của nạn nhân.
Làm sao ông ta hiểu được
khi mà bất cứ việc gì, động
đến mà không ngửi thấy mùi
tiền, không ngửi thấy lợi lộc
thì có vứt của đi cũng chẳng
ai xót. Còn những việc dù
bẩn thỉu, dù lộ liễu, miễn có
tiền thì đều cả đám bu vào
như ruồi thấy… mắm tôm.
Hãy nhìn những căn nhà vệ
sinh cho trường học giá cả
gấp 10 lần những căn nhà
cùng loại thì đủ biết.
Vì thế, đừng quá trách ông
Thứ trưởng Ngoại giao.
Chẳng qua, ông chỉ nhầm lẫn
khi lấy cái của mình mà suy
ra cái của người. Tiếc cho
ông, là sự suy diễn này
không đúng chỗ và không
đúng lúc.
Bởi vì, cái bình thường ở đất
nước này, là cái không bình
thường của phần thế giới
còn lại.”
Nguồn: http://
jbnguyenhuuvinh1
962.wordpress.c
om/2013/08/01/tanman_
thienduong_dianguc/
posted from Bloggeroid

NKYN 04-8-2013

Nhật ký yêu nước
LỜI NHẮN GỬI TỚI CÁC BẠN
TRẺ VIỆT NAM CỦA MỘT
NHÂN CÁCH LỚN
"Thân gửi anh bạn trẻ,
Tôi rất vui vì anh đã gặp
được nhiều người tốt, những
tinh anh của Việt Nam và
những vận may trên đường
đời,
....
Anh nói đúng, hồi 1950s các
nước Á Châu, gồm cả Hàn
Quốc và Đài Loan rất kính
trọng Việt Nam. Nhưng chính
sách bần cùng hóa người
dân và xem người dân như
con chó Pavlov đã khiến
người dân Việt Nam bần
cùng vật chất và từ đó cũng
bần cùng về tinh thần và
nhân phẩm. Ngày nay, không
nước nào coi VN là "anh
hùng" nữa, ngay cả Nga,
Tiệp, Ba Lan, Đức... đâu đâu
người ta chỉ thấy người VN
buôn lậu, ở lậu, bị chính tòa
đại sứ Vietnam làm tiền.
Chính sách đó là do hậu duệ
của cụ Hồ, đã không thông
minh như cụ Hồ mà lại ăn
mày quá khứ, coi như việc
chiến thắng trong chiến
tranh là vinh dự lắm. Họ đâu
có học được bài học là thế
giới văn minh rất ghê tởm
chiến tranh. Họ đâu có "ngộ"
được rằng chính thể chỉ bền
vững khi chính phủ lo hạnh
phúc cho người dân thay vì
chỉ biết nói dối và dùng bạo
lực.
Về cơ hội học tập, anh nên
cố gắng đi theo "chính đạo".
Theo tôi, người VN ta thuộc
loại nhược tiểu, hay tìm ô dù
tại những chương trình "vô
can" như toán, khoa học...
để làm quan như giáo sư,
học giả. Những người như
tôi hay Ngô Bảo Châu, Đặng
Thái Sơn, không khi nào trở
thành một lãnh đạo có cơ
hội gây hạnh phúc cho nhiều
người. Anh nên học các
ngành chính trị, luật, xã hội,
và nên kiên trì làm việc với
người dân từ nhỏ tới lớn thì
mới có thể trở thành lãnh
đạo và vĩ nhân. Nhưng ai
cũng biết con đường đó rất
nhiều chông gai, đã khó ở
các nước tiên tiến, mà còn
khó gấp bội ở VN.
Suốt năm qua tôi đã đi Thái
Lan, Mã Lai, Indonesia... để
tìm hiểu vận hội các nước
ASEAN trong 100 năm tới.
Rất đau lòng khi thấy các
nước này đang nô nức dân
chủ hóa đất nước, giải quyết
những vấn đề bức xức của
người dân, trong khi lãnh
đạo nước ta còn đắm chìm
trong chuyện "cứu Đảng", ra
nhiều lệnh cấm hơn là
chương trình giúp người
dân. Năm 1950 Thái Lan cũng
chỉ như ta. Nay Thái Lan văn
minh và giầu có hơn ta 4-5
lần, bỏ xa nước VN cả 50-100
năm. Mã Lai còn tiến bộ
hơn, còn Singapore thì đã
thuộc hạng nhất trên thế giới
về nhiều phương diện.
Chắc anh đã biết nhiều về
chuyến viếng thăm của
Trương Tấn Sang tới Mỹ vào
10 ngày trước. Nước ta bí
lắm rồi, nhưng họ vẫn như
người mù, quờ quạng trong
hang động tối tăm của họ.
Không biết ta có ai làm được
việc khác thường như Tổng
Thống Thein Sein của Miến
Điện không? Miến Điện
nghèo, nhưng dân trí của họ
cao hơn dân trí của ta, và với
chính sách mới, lại vừa được
các nước phương tây xóa cho
hết nợ nần, chẳng bao lâu
Miến điện sẽ qua mặt VN bởi
vì dân họ it hơn, dân trí cao
hơn, và nước họ có nhiều tài
nguyên hơn nước VN.
Tương lai của đất nước nằm
trong tay những người trẻ
tuổi như các anh,
Cần phải ý thức được bổn
phận và trách nhiệm của
mình.
Thân ái"
Đây là thư gửi của một trí
thức Việt Nam tại hải ngoại,
một nhà khoa học đầu ngành
và còn là một mạnh thường
quân hào hiệp, đã có rất
nhiều việc làm để giúp đỡ
người nghèo khó, trẻ em tại
Việt Nam.
Vì có nhiều lý do và trong
thư có nhiều chi tiết nhạy
cảm nên đã edit lại, vì vậy
mới không có trích dẫn
nguồn và cũng không có nêu
tên tuổi.
Mong quý độc giả thông
cảm. Chỉ mong độc giả đọc
và suy ngẫm.
............

posted from Bloggeroid

Nguyễn Văn An

Nguyên Chủ tịch Quốc hội
khuyến nghị đổi mới hệ
thống chính trị
LTS: Đảng Cộng sản Việt
Nam có hạnh phúc to lớn
mà không dễ chính đảng
nào có được: đó là sự tin
yêu, đùm bọc, hy sinh, che
chở của nhân dân trong
những năm tháng đấu tranh
giành độc lập.
Trong hòa bình, dựng xây
đất nước, có những lúc Đảng
phạm những sai lầm, nhưng
nhân dân vẫn đi theo Đảng,
vẫn chung sức cùng Đảng
sửa sai, mà sự nghiệp đổi
mới thành công trong gần
25 năm qua là một minh
chứng sinh động.
Hôm nay, trước thềm Đại
hội 11, trước những vận hội
mới mở ra với đất nước,
người dân lại mang hết tâm
huyết hiến kế để Đảng tiếp
tục lãnh đạo đất nước làm
nên những trang sử mới cho
dân tộc Việt Nam. Trong
tinh thần đó, Tuần Việt Nam
giới thiệu bài trả lời phỏng
vấn của nguyên Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Văn An,
với mong muốn Đại hội 11
sẽ thực sự là những ngày
hội lớn của toàn dân, sẽ
thổi lên hào khí cho đất
nước. Mời bạn đọc cùng
tranh luận, hiến kế với
Đảng.
Các dự thảo văn kiện của
Đại hội Đảng XI vừa được
công bố rộng rãi để lấy ý
kiến nhân dân. Như Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh đã
nhấn mạnh: "Đây là một
khâu rất quan trọng trong
xây dựng Đảng về chính trị -
vấn đề cốt tử của Đảng và là
nhiệm vụ hàng đầu trong
toàn bộ công tác xây dựng
Đảng". Bằng cách chân
thành lắng nghe và tiếp thu
thực chất những ý kiến đóng
góp của dân, Đảng sẽ cộng
hưởng được trí tuệ của toàn
dân tộc để lãnh đạo đất
nước vượt lên trong một
thời đại rất nhiều cơ hội
nhưng cũng vô vàn thách
thức.
Trò chuyện với Tuần Việt
Nam, ông Nguyễn Văn An
(nguyên Ủy viên Bộ chính
trị, Chủ tịch Quốc hội,
Trưởng ban Tổ chức Trung
ương) đã chia sẻ nhiều ý
kiến thẳng thắn xung quanh
việc chuẩn bị cho Đại hội XI.
Nhận mình là người sinh ra
trong lòng chế độ, gắn bó
máu thịt với chế độ, ông
Nguyễn Văn An cho rằng cá
nhân ông muốn nhân cơ hội
này để nói những suy nghĩ
của mình. Ông mong muốn
thông qua cuộc trò chuyện
này, chia sẻ những suy nghĩ,
góc nhìn riêng của một đảng
viên và một công dân bình
thường với nguyện vọng để
Đảng có chủ trương đổi mới
toàn diện và triệt để hơn,
đáp ứng lòng mong đợi của
nhân dân hơn; để những giá
trị cao đẹp của Nền Dân chủ
Cộng hòa, của Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc ngày càng
được thể hiện trong cuộc
sống sinh động như di
nguyện của Bác Hồ.
Suốt cuộc trò chuyện, ông
An nhiều lần nhấn mạnh,
góc nhìn của ông đôi chỗ có
thể "khó nghe" hoặc cần
phải tranh luận thêm,
nhưng với trách nhiệm Đảng
viên, trách nhiệm công dân,
ông cứ mạnh dạn đưa ra,
như một sự xới xáo vấn đề
trên tinh thần nhìn thẳng
vào sự thật, nói rõ sự thật,
tôn trọng những ý kiến khác
biệt mà Đảng luôn kêu gọi.
Ông luôn nhắc đi nhắc lại
rằng, nhận thức là một quá
trình. Nhận thức của ông
cũng thay đổi theo đường
lối đổi mới của Đảng và sự
phát triển của thế giới. Ông
cũng luôn khẳng định phần
trách nhiệm của mình về
những nhận thức và việc
làm còn nhiều hạn chế và
yếu kém của ông khi còn
đương nhiệm.
Thưa ông Nguyễn Văn An,
các văn kiện chuẩn bị
trình Đại hội XI vừa được
công bố rộng rãi để lấy ý
kiến nhân dân, vừa rồi ông
có tham gia ý kiến gì
không?
Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã
có rất nhiều cơ hội tham gia
ý kiến trực tiếp với một số
hội nghị do Bộ Chính trị tổ
chức, góp ý trực tiếp với
nhiều đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ở Trung
ương và một số địa phương.
Hôm nay với tư cách là một
đảng viên, một công dân
bình thường, tôi chỉ phát
biểu vài vấn đề chung, vì
văn kiện thì có nhiều vấn đề
lớn rất quan trọng.
Trong rất nhiều vấn đề quan
trọng đó, lần này tôi chỉ tập
trung nhấn mạnh hai vấn đề
có ý nghĩa lý luận - thực
tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề
sở hữu và thành phần kinh
tế; vấn đề xây dựng Đảng,
đặc biệt là dân chủ trong
Đảng, trong xã hội, đoàn kết
thống nhất trong Đảng.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ
cách nhìn thế nào, cách
nhận thức thế nào,... từ đó
sẽ đi tới những ý kiến khác
nhau, đó cũng là điều dễ
hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp
cao của Đảng và Đại hội XI
sẽ lắng nghe và chắt lọc
như thế nào? Đó mới là
khâu quyết định.
Dư luận trong Đảng và trong
xã hội hiện đang có ít nhất
hai khuynh hướng:
- Về cơ bản vẫn giữ cái
khung các dự thảo văn kiện
như hiện nay. Cụ thể, Cương
lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ
bản của Cương lĩnh 91 như
dự thảo, có bổ sung sửa đổi
đôi chút, hoặc thêm bớt,
hoặc đảo từ,... chủ yếu bây
giờ là đi vào nhân sự thôi.
- Hoặc, Cương lĩnh 2010
phải vượt qua cái khung cơ
bản của Cương lĩnh 91 như
dự thảo, để xây dựng một
Cương lĩnh 2010 mới đáp
ứng yêu cầu của Cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn
mới, giai đoạn đổi mới toàn
diện, triệt để, cả kinh tế và
chính trị, tức là hoàn thiện
ở mức độ cao hơn, mức độ
SỬA LỖI HỆ THỐNG.
Tôi mong muốn Bộ Chính trị
và Ban Chấp hành Trung
ương, mong muốn Đại hội
XI chọn khuynh hướng thứ
hai, khuynh hướng SỬA LỖI
HỆ THỐNG, khuynh hướng
đổi mới tư duy toàn diện và
triệt để, cả kinh tế và
chính trị thì chúng ta mới
khắc phục được lỗi hệ
thống, vì chúng ta mắc lỗi
hệ thống mà chúng ta chỉ
chỉnh sửa theo khuynh
hướng thứ nhất thì chúng ta
không ra khỏi lỗi hệ thống
được.
Đại hội XI chưa làm được
như vậy thì đến đại hội XII,
vì " ngày mai bắt đầu từ
ngày hôm nay ", và Đại hội
XII bắt đầu từ Đại hội XI.
Nhiều nhà nghiên cứu lý
luận khoa học đã đề cập
đến lỗi hệ thống, song
nhiều người thường ngại
ngần, né tránh, mỗi khi
bàn tới cụm từ LỖI HỆ
THỐNG có lẽ vì ngại động
chạm vào cái thiêng liêng
nhất, vào điểm cơ bản trên
đường đi của cách mạng
Việt Nam. Ông, có thể mô
tả lỗi hệ thống một cách
dễ hiểu nhất như thế nào?
Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc
đến ngọn, từ lý thuyết đến
mô hình và đã được cuộc
sống kiểm nghiệm là chưa
phù hợp với thời đại ngày
nay. Lâu nay chúng ta
thường mới nói tới cái lỗi
của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng
nhất, cụ thể nhất, toàn diện
và triệt để nhất chủ yếu là
từ khi chúng ta chuyển từ
Cách mạng dân tộc dân chủ
sang Cách mạng xã hội chủ
nghĩa theo mô hình của
Cộng hòa Xô Viết - một mô
hình rất xa lạ với những mô
hình và lý thuyết phổ quát.
Mà mô hình của Cộng hòa
Xô Viết thì lại bắt nguồn từ
những lý thuyết của chủ
nghĩa Marx-Lenin.
Tôi chỉ là người làm thực
tiễn nên chỉ có thể đề cập
đến vấn đề này từ góc độ
thực tiễn. Đề nghị Hội đồng
lý luận Trung ương, các
Trung tâm nghiên cứu Khoa
học giúp Đảng và Nhà nước
ta làm rõ vấn đề này.
Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về
kinh tế và chính trị mà tôi
cho là đã rõ, nhiều người đã
cảm nhận được từ thành
quả của công cuộc đổi mới
của nước ta do Đảng ta lãnh
đạo, từ sự sụp đổ của các
đảng cộng sản ở Đông Âu và
Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá
về thời đại ngày ngay,...
Ông Nguyễn Văn An. Ảnh:
Phạm Hải.
Từ chỗ đánh giá Cách mạng
dân tộc dân chủ đã hoàn
thành, chúng ta phải chuyển
ngay sang Cách mạng xã hội
chủ nghĩa theo luận thuyết
cách mạng không ngừng.
Luận thuyết cách mạng
không ngừng là đúng, còn
cái sai là ở chỗ chúng ta
đánh giá cách mạng dân tộc
dân chủ đã hoàn thành tới
mức phải chuyển ngay sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi đó cũng có ý kiến cho
rằng Cách mạng dân tộc dân
chủ của ta chưa hoàn thành
cơ bản, chúng ta mới làm
được phần Cách mạng dân
tộc, đánh đuổi thực dân, đế
quốc, giành lại độc lập cho
dân tộc; còn phần Cách
mạng dân chủ thì mới làm
được một phần, mới đánh
đổ vua chúa phong kiến, còn
rất nhiều nội dung của Cách
mạng dân chủ chúng ta
chưa làm được, đến tận
ngày nay vẫn còn nhiều vấn
đề về dân chủ chúng ta
cũng chưa làm được.
Lâu nay chúng ta quan
niệm bỏ qua giai đoạn tư
bản chủ nghĩa, tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội.
Không hiểu mệnh đề này
có còn phù hợp với tình
hình hiện nay và tới đây
không?
Chúng ta chuyển ngay sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa
là theo lý thuyết có tính tiền
đề rằng, các nước kém phát
triển có thể bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa, tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội, nếu được sự
giúp đỡ vô tư trên tinh thần
anh em của những nước xã
hội chủ nghĩa hùng cường.
Tiền đề quan trọng đó trước
đây và hiện nay là chưa có
thật. Có lẽ đây chính là cái
gốc ban đầu dẫn đến cái LỖI
HỆ THỐNG như tôi vừa nói.
Cái lỗi này là do nhận thức
không đúng về thời cơ Cách
mạng.
Thời cơ chuyển từ Cách
mạng dân tộc dân chủ sang
Cách mạng xã hội chủ nghĩa
có một vấn đề bao trùm
chưa phù hợp, đó là vấn đề
dân chủ mà chúng ta chưa
hoàn thành cơ bản trong
Cách mạng dân tộc dân chủ .
Dân chủ trong kinh tế, dân
chủ trong chính trị, dân chủ
trong văn hóa,... Mà dân
chủ và phát triển là hai anh
em song sinh. Nền dân chủ
còn thấp thì nền kinh tế sẽ
kém phát triển. Và, như vậy
thì làm sao có xã hội xã hội
chủ nghĩa - một xã hội đòi
hỏi phải có nền dân chủ và
nền kinh tế phát triển cao
hơn các nước tư bản phát
triển nhất hiện nay.
Điều ông vừa nói nên hiểu
như thế nào? Và ông nghĩ
như thế nào về quốc hiệu
của Việt Nam trong giai
đoạn đó?
Trong Cách mạng dân tộc
dân chủ, Quốc hiệu của Việt
Nam là: "Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa" là rất đúng với
bản chất, với nội dung của
cuộc Cách mạng dân tộc
dân chủ, phù hợp với hình
thức chính thể cộng hòa
dân chủ mà nhân loại thừa
nhận và hướng tới, lại vừa
rất đúng với ngữ pháp Việt
Nam. Khi chuyển sang Cách
mạng xã hội chủ nghĩa,
Quốc hiệu của Việt Nam lại
đổi thành: "Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam", vừa
chưa phù hợp về bản chất
và hình thức chính thể của
nhà nước ta, vừa chưa thật
rõ về nội dung, thực chất là
chúng ta đã phải xác định
lại nhiều lần mà vẫn chưa
thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ
hơn mà thôi; mặt khác ngữ
pháp lại không phải là ngữ
pháp Việt Nam. Nó là ngữ
pháp nước ngoài, không Tàu
thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt
Nam thì phải viết là: "Việt
Nam Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp
Việt Nam tính từ bao giờ
cũng đi sau danh từ (ví dụ:
Quả gấc đỏ, chứ không nói
quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa
phải thể hiện chính xác hình
thức chính thể của nhà nước
ta, vừa phải đúng với ngữ
pháp Việt Nam. Những
người quan tâm đến sự lựa
chọn chính xác chính thể;
những người quan tâm đến
sự trong sáng của tiếng Việt,
những người có lòng tự
trọng dân tộc đều băn
khoăn đến Quốc hiệu hiện
nay. Ngay Trung Quốc, Lào...
họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu
cũ của họ là "Cộng hoà dân
chủ nhân dân...", họ chưa
đổi thành Quốc hiệu có tính
từ XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là vẫn
nói đến dân chủ, nhưng tính
dân chủ được hiểu nhẹ đi,
tính chuyên chính vô sản
được hiểu nổi trội hơn, có
phần cực đoan hơn, thể
hiện rõ nhất là thông qua
cải tạo XHCN. Do đó mà
nhiều người Việt Nam muốn
trở lại với Quốc hiệu Việt
Nam thời Cách mạng dân
tộc dân chủ, tức là "Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa",
vừa đúng với bản chất và
nội dung của hình thức
chính thể của nước ta, vừa
phù hợp với thông lệ quốc
tế, lại vừa đúng với ngữ
pháp Việt Nam, là sửa cái
lỗi hệ thống ban đầu của
chúng ta. Nếu được trưng
cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ
được sự đồng tình của tuyệt
đại đa số nhân dân.
Bản chất của công cuộc đổi
mới trên lĩnh vực kinh tế
đó chính là dân chủ hóa
trên lĩnh vực này có phải
không?
Đúng vậy. Từ chỗ chủ yếu có
hai thành phần kinh tế đến
chỗ có nhiều thành phần
kinh tế. Từ chỗ đảng viên,
công chức nhà nước không
được làm kinh tế đến chỗ
đảng viên, công chức nhà
nước được làm kinh tế theo
pháp luật. Từ chỗ đất đai là
thuộc sở hữu nhà nước đến
chỗ người sử dụng đất đai
đã được 5 quyền như người
chủ sở hữu, tuy còn có điểm
rất mù mờ....
Sở hữu tư nhân thực chất
vẫn là vấn đề dân chủ tự do
trên lĩnh vực kinh tế, trong
mưu cầu hạnh phúc của mỗi
người, nó là cội nguồn cảm
hứng, là động lực to lớn cho
sự phát triển. Kết quả của
nó kỳ diệu như thế nào mọi
người đã biết.
Vẫn biết rằng nó cũng đẻ ra
những bất công mới, những
mâu thuẫn mới đòi hỏi
chúng ta phải nghiên cứu và
điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn khách quan trong
từng giai đoạn. Song đây là
con đường dân chủ, con
đường phát triển, con
đường sống ngày càng hạnh
phúc hơn.
Chúng ta cần sửa cái sai từ
gốc này một cách toàn diện
hơn, triệt để hơn như nhiều
ý kiến đề xuất của quần
chúng, của nhiều tổ chức và
nhiều nhà khoa học, trí
thức, nhân sĩ trong và ngoài
nước.
Sở hữu tư nhân là động lực
vô cùng to lớn, song không
phải không cần đến sở hữu
nhà nước. Nhưng sở hữu
nhà nước không phải là mục
đích, mà chỉ là phương tiện
trong giai đoạn nào, thời
điểm nào, trong lĩnh vực cụ
thể nào, vì lợi ích đích thực
của nhân dân và của nhà
nước chứ không phải vì mục
đích tự thân.
Vấn đề đất đai và một loạt
tập đoàn kinh tế của nhà
nước đang còn nhiều vấn đề
bức xúc, kém hiệu quả, cần
phải được nghiên cứu giải
quyết. Nhiều vụ án bê bối
về đất đai cũng như
Vinashin chỉ là những bộc lộ
điển hình. Nhiều tập đoàn
tư nhân ở trong và ngoài
nước cũng có hiện tượng
phá sản, bê bối như thế,
nhất là trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế. Kinh tế
thị trường là như vậy.
Nhưng đối với đất đai và các
tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam lại có đặc điểm
riêng của nó.
Vinashin đang là vấn đề
nổi cộm, tranh cãi, nhiều ý
kiến khác nhau. Phải
chăng sự khác nhau mà
người ta không muốn nói
đến chính là có phần do lỗi
hệ thống?
Tôi cũng nghĩ có phần sâu
xa là như vậy. Tôi cho rằng
Vinashin vừa là hậu quả của
khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, vừa có căn nguyên sâu
xa bắt nguồn từ lỗi của hệ
thống, lỗi từ gốc, từ chủ
trương của Ban Chấp hành
Trung ương và của Bộ Chính
trị xuất phát từ quan điểm
rằng: xã hội xã hội chủ
nghĩa phải được xây dựng
dựa trên "... chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu". Mô hình này lại xuất
phát từ một lý thuyết cực
đoan cho rằng: tư hữu về tư
liệu sản xuất là nguồn gốc
của mọi sự bóc lột.
Từ một lý thuyết cực đoan đi
tới một mô hình kinh tế
không có động lực mà thực
tế cuộc sống đã bác bỏ.
Chính phủ là người thực thi
chủ trương đó của Đảng về
mặt nhà nước. Ban Chấp
hành Trung ương và Bộ
Chính trị có quyền lớn như
vậy thì có phải chịu trách
nhiệm gì không?
Với thể chế như hiện nay ở
Việt Nam thì mọi thành
công hay thất bại đều bắt
nguồn từ sự lãnh đạo của
Đảng. (Ông cười tủm tỉm,
nói nhỏ rằng: Không nên
nói "mắt mùa là tại thiên
tai, được mùa là tại thiên tài
Đảng ta " - pv).
Đành rằng phải có trách
nhiệm cá nhân trong quản
trị hành chính và quản trị
doanh nghiệp, phải xem xét
cẩn trọng, có lý, có tình,
không tranh công, đổ lỗi.
Song phải rất chú ý đi sâu
làm rõ cái lỗi của hệ thống,
do sai sót của hệ thống làm
trầm trọng thêm.
Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ
điều kiện "chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu" thì xã hội xã hội
chủ nghĩa mà chúng ta
đang xây dựng sẽ chẳng
khác gì các nước tư bản
phát triển văn minh cả?
Rất nhiều người không đồng
tình với quan điểm này. Nếu
nước ta khác về đời sống vật
chất và tinh thần cao hơn,
văn minh hơn, tức là chất
lượng cuộc sống cao hơn,
nhất là dân chủ tự do cao
hơn thì đồng ý. Còn nước ta
phải công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu để khác với
các nước tư bản phát triển
thì lại là vấn đề sai từ gốc.
Rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ
đoạn này trong Dự thảo Văn
kiện Đại hội XI.
Vả lại, ngay ở các nước tư
bản chủ nghĩa cũng có phần
sở hữu nhà nước, quy mô
lớn nhỏ là tùy lúc, tùy nơi,
họ không coi đó là mục
đích, mà chỉ coi là phương
tiện; xuất phát điểm của họ
là vì lợi ích, cái gì nhà nước
làm tốt hơn (theo nghĩa
tổng thể) hoặc tư nhân
không làm thì nhà nước
làm, cái gì tư nhân làm tốt
hơn thì tư nhân làm. Họ
không xuất phát từ lý thuyết
coi tư hữu về tư liệu sản
xuất là nguồn gốc của mọi
sự bóc lột, họ xuất phát từ
lợi ích, từ hiệu quả tổng
hợp của nền kinh tế, có tính
cả đến vấn đề quốc phòng
và an ninh của quốc gia.
Ngay ở Việt Nam chúng ta,
kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể theo kiểu cũ đã có
vai trò và đóng góp to lớn
vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước.
Đó là điều cần phải được
khẳng định. Song sang thời
bình như hiện nay thì chúng
ta buộc phải đổi mới, đất
nước đã chuyển sang nền
kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa với nhiều thành
phần kinh tế, không thể tiếp
tục cách làm cũ, vì nó không
có động lực. Đó cũng là điều
đã được cuộc sống khẳng
định.
Vấn đề chủ yếu của quản trị
hành chính nhà nước là có
chính sách kiểm soát, phân
phối và phân phối lại lợi
nhuận một cách hợp lý, chứ
không phải là công hữu hóa
tư liệu sản xuất chủ yếu. Do
đó chúng ta phải dứt khoát
từ bỏ lý thuyết và mô hình
sai trái từ gốc này, vì hậu
quả của nó gây ra như thế
nào mọi người đều đã biết.
Đó là con đường trở về thời
kỳ thiếu thốn và đói khổ.
Tóm lại, vấn đề sở hữu, vấn
đề cơ chế quản trị tài sản
công (đất đai và các tập
đoàn kinh tế nhà nước...)
cần được xem xét giải quyết
dứt khoát, cụ thể và triệt
để. Tức là phải dân chủ hóa
triệt để hơn nữa trong kinh
tế, các cấp ủy Đảng không
trực tiếp tham gia vào quá
trình quản trị doanh nghiệp,
luật pháp cần phải được sửa
đổi, bổ sung theo hướng
quản trị doanh nghiệp và
quản trị hành chính nhà
nước phải được thông suốt,
tách bạch, trách nhiệm rõ
ràng.
Bây giờ xin được nghe ý
kiến của ông về vấn đề
xây dựng Đảng. Vừa rồi
báo Nhân dân có loạt bài
kể lại câu chuyện của Liên
Xô cũ. Vì sao một đảng
hùng mạnh, đã lãnh đạo
nhân dân Nga chiến thắng
phát xít Đức trong cuộc
chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
và cống hiến to lớn cho
thắng lợi của thế giới
trong Chiến tranh Thế giới
thứ hai, một đảng giành
được thành tựu rực rỡ
trong xây dựng CNXH lại
đổ sụp nhanh đến vậy, sau
74 năm cầm quyền?
Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn
còn nguyên giá trị. Từ đó
mới thấy yêu cầu xây dựng
Đảng, phát huy dân chủ
trong Đảng và trong xã hội,
đoàn kết trong Đảng và
trong xã hội là vấn đề cốt tử
của những vấn đề cốt yếu,
vấn đề sống còn của Đảng
và chế độ ta. Mọi thành
công hay thất bại của Cách
mạng Việt Nam đều từ đây
mà ra. Không kẻ thù nào có
thể phá được Đảng ta trừ
chính những người cộng sản
chúng ta.
Quan sát sự tan rã của một
số Đảng cộng sản ở Liên Xô
(cũ) và Đông Âu, thì thấy
rằng, những người cộng sản
phá Đảng không phải chỉ là
những người cộng sản phản
bội Đảng, những người cộng
sản bị kẻ thù mua chuộc, bị
diễn biến hòa bình,... Mà
phần nhiều lại chính là
những người cộng sản chân
chính, những người cộng
sản không muốn bảo vệ
Đảng của mình nữa, vì thực
tế Đảng của mình đã thoái
hóa biến chất mất rồi, nhất
là vì Đảng của mình đã
phạm sai lầm có tính hệ
thống mà không nhận ra
được và không khắc phục
được. Đảng đã trở thành lực
lượng cản trợ dân chủ, tự
do, cản trợ sự phát triển của
xã hội. Đảng đã trở thành
ông Vua tập thể, đã trở
thành Đảng trị mất rồi.
Chúng ta rút được bài học
gì từ sự sụp đổ của Đảng
Cộng sản Liên Xô?
Hãy thử quan sát và phân
tích sự giải tán của một
Đảng tại quê hương của
Cách mạng tháng Mười thì
rõ. Tại sao một người đứng
đầu Đảng và Nhà nước tuyên
bố giải tán Đảng là Đảng đó
bị giải tán ngay? Một người
có làm được việc đó không?
Hay người đó chỉ là người
thay mặt cho số đông những
người trong Bộ Chính trị,
Ban chấp hành Trung ương,
trong toàn Đảng, trong cả
hệ thống chính trị? Đội ngũ
trí thức đâu? Liên minh giai
cấp công nhân với nông dân
và nhân dân lao động đâu?
Hệ thống thông tấn, báo chí
đâu? Lực lượng vũ trang
hùng hậu đâu mà không bảo
vệ Đảng? Tại sao họ quay
mặt đi? Hay là họ cũng đồng
tình? Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, tại
sao quần chúng không bảo
vệ?
Nâng thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân. Vấn đề
là lòng dân: Thuận lòng dân
thì còn, trái lòng dân thì
mất. Ý dân là ý trời.
Nhiều cơ quan thông tin đại
chúng của chúng ta thường
đưa tin chủ yếu là do
nguyên nhân bị diễn biến
hòa bình, một số cán bộ chủ
chốt bị mua chuộc phản bội
lại Đảng, dẫn tới cách mạng
màu,... mà chưa đi sâu vào
nội bộ Đảng, vào lỗi hệ
thống của Đảng, vào sự
thoái hóa biến chất trong
Đảng, Nhà nước và Xã hội
do lỗi hệ thống gây ra. Đảng
đã trở thành lực lượng cản
trở sự phát triển của xã hội,
đã trở thành lực cản của sự
phát triển tự do dân chủ
của xã hội. Nói theo tinh
thần của Marx thì cái gì cản
trở sự phát triển là thối nát,
là phản động. Chính những
người cộng sản chân chính,
chính liên minh giai cấp
công nhân với nông dân và
nhân dân lao động, chính
độ ngũ trí thức cũng không
muốn bảo vệ một Đảng đã
thoái hóa biến chất như vậy.
Đó mới là nguyên nhân
chính, chứ không phải do kẻ
thù của chủ nghĩa xã hội
phá hoại là chính. Chính
những người cộng sản chân
chính cũng muốn giải tán
Đảng đã biến chất để xây
dựng Đảng mới, để sửa lỗi
hệ thống, để làm lại từ đầu.
Và như chúng ta đã biết,
nhân dân ở các nước Đông
Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc
quyết Hiến pháp mới để xác
lập chính thể mới phù hợp
với thông lệ quốc tế nhằm
sửa cái lỗi hệ thống của họ.
Một bài học quá đắt giá
trong lịch sử nhân loại.
Chúng ta cần tỉnh giác để
suy ngẫm, để chỉnh đốn
Đảng ta như trong di chúc
thiêng liêng của Bác Hồ đã
ghi.
Ngược về quá khứ, Bác Hồ
đã xây dựng nền tảng của
hệ thống như thế nào?
Lúc chọn đường đi cho dân
tộc, trong khi nhiều nước
phương Tây chọn Quốc tế II
thì Bác Hồ lại chọn Quốc tế
III, vì Quốc tế II không ủng
hộ giải phóng dân tộc, giải
phóng thuộc địa, Quốc tế III
ủng hộ giải phóng dân tộc,
giải phóng thuộc địa.
Bác Hồ là người tiếp thu các
học thuyết, các chủ nghĩa
tiên tiến của phương Tây,
tiếp thu tinh hoa văn hóa
phương Đông, Tư tưởng -
Minh triết của Bác đã soi
đường và thúc đẩy phong
trào Cách mạng Việt Nam.
Trong Bác Hồ chúng ta thấy
có cả những phần tinh túy
và phù hợp với Cách mạng
Việt Nam của chủ nghĩa
Marx-Lenin, của cách mạng
tư sản phương Tây, có cả tư
tưởng từ bi của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, có cả tư
tưởng bác ái của Đức chúa
Zesu, có cả tư tưởng nhân
nghĩa của Đức Khổng Tử, có
cả Chủ nghĩa Tam dân của
cụ Tôn Dật Tiên,... Bác kế
thừa những tư tưởng tiến
bộ của các bậc cách mạng
tiền bối của Việt Nam.
Bác Hồ chọn Quốc tế III là vì
mục đích giải phóng dân tộc
trước nhất, các vấn đề khác
hạ hồi phân giải, vì dân tộc
chưa được giải phóng thì
vạn năm giai cấp cũng chưa
được giải phóng. Đấy là sự
lựa chọn sáng suốt mang
tính lịch sử. Bác ở trong
dòng thác đó song vẫn độc
lập trong chừng mực có thể
vì mục tiêu độc lập, tự do,
hạnh phúc cho dân tộc trên
nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, khi xây dựng Đảng,
tôi đề nghị trở về với Lý
luận - Hành động, với Tư
tưởng - Minh triết Hồ Chí
Minh làm nền tảng và kim
chỉ nam cho hành động của
chúng ta. Tôi đề nghị chúng
ta vẫn giữ học thuyết Marx-
Lenin, nhưng chúng ta
không chỉ biết và vận dụng
duy nhất học thuyết Marx-
Lenin, mà cần phải biết và
vận dụng những học thuyết
tinh hoa của nhân loại như
chúng ta bắt đầu làm từ khi
đổi mới. Từ đó Đảng ta mới
phát huy được dân chủ, tự
do trong Đảng, trong nhà
nước và trong xã hội ta. Vì
chỉ có dân chủ tự do mới có
thể có điều kiện thật sự cho
sự phát triển vững mạnh,
mới có sức mạnh vô địch để
vượt qua mọi khó khăn thử
thách, bảo vệ được thành
quả của Cách mạng và
không ngừng đưa Cách
mạng Việt Nam tiến lên
phía trước cùng với bạn bè
năm châu bốn biển.
Theo đánh giá của ông,
người dân đã thực sự được
làm chủ như mong nguyện
của Bác Hồ chưa?
Theo luật pháp thì dân ta là
người chủ đích thực của đất
nước. Song đến nay dân ta
mới được bầu và bãi miễn
đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp, bầu và bãi miễn Đại
biểu Quốc hội, bầu và bãi
miễn trưởng thôn. Chúng ta
đều biết, chất lượng bầu cử
còn thấp, còn việc bãi miễn
thì hầu như chưa làm được
bao nhiêu, nguyên nhân thì
có nhiều.
Dân ta chưa được phúc
quyết Hiến pháp và những
việc quan hệ đến vận mệnh
quốc gia thông qua trưng
cầu dân ý. Tuy Hiến pháp
1946 đã ghi song chưa thực
hiện được vì chiến tranh đã
xảy ra ngay sau đó. Đến các
Hiến pháp sửa đổi sau này
lại bỏ quyền đó của dân mà
Quốc hội tự giao cho Quốc
hội có quyền lập hiến và lập
pháp.
Dân ta cũng chưa có quyền
lựa chọn cương lĩnh phát
triển đất nước và người
đứng đầu đất nước thông
qua tranh cử trong tổng
tuyển cử. Các hình thức hoạt
động tự nguyện của các
cộng đồng, các tầng lớp
nhân dân nhằm phát huy
mọi nguồn lực và góp phần
phản biện xã hội theo
hướng xây dựng xã hội dân
sự còn nghèo nàn và hạn
chế. Nạn hành chính giấy tờ
quan liệu, nhũng nhiễu còn
khá nặng nề,...
Nghĩa là còn rất nhiều
quyền dân chủ đương nhiên
của một công dân của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
nay là nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, mà
nhân dân ta đến nay vẫn
chưa được hưởng một cách
trọn vẹn.
Đã có lần ông đã nói về sự
phân quyền, vậy phân
quyền trong thể chế Đảng
lãnh đạo toàn diện nên
được hiểu thế nào?
Hiến pháp và Pháp luật đã
ghi rất rõ: Nhà nước ta là
Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, pháp luật là tối
thượng. Song trong thực
tiễn thì không ít trường hợp
chỉ chị, nghị quyết của Đảng
mới là tối thượng. Thực
chất chúng ta có hai hệ
thống quyền lực song song,
đó là hệ thống của Đảng và
hệ thống Nhà nước đi kèm
theo là hai hệ thống tòa nhà
của hai cơ quan đảng và nhà
nước cồng kềnh chưa từng
có. Đây là mô hình của cộng
hòa Xô Viết. Thông lệ quốc
tế không có như vậy.
Quốc hội là nhánh lập pháp
có quyền lực cao nhất, song
cũng còn nhiều hình thức,
thực chất là Trung ương, Bộ
Chính trị quyết.
Chính phủ là nhánh hành
pháp song cũng rất yếu, chủ
yếu là chấp hành chỉ thị
nghị quyết của Đảng.
Chủ tịch nước từ chỗ tập
trung thực quyền như khi
Bác Hồ đảm nhận, ngày nay
đã dần trở thành hình thức,
nghi lễ. Quyền của nguyên
thủ quốc gia bị phân tán ra
làm ba nơi, ba người nắm
giữ, đó là Tổng Bí thư thống
lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ
tướng đứng đầu Chính phủ,
Chủ tịch nước đại diện cho
Nhà nước về đối nội và đối
ngoại nhưng không thực
quyền.
Tòa án là nhánh tư pháp lại
càng yếu thế.
Cả ba nhánh quyền lực đều
đặt dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Ban lãnh đạo Đảng
(Bộ Chính trị - Ban Chấp
hành Trung ương).
Quyền lực nhà nước được
phân công ra làm ba nhánh
song lại thống nhất ở nơi
Đảng. Vậy, Đảng trở thành
ông vua tập thể rồi. Không
phải dân chủ nữa mà là
đảng chủ rồi. Mô hình của
cộng hòa Xô Viết là như vậy.
Đây là cái sai từ gốc về hệ
thống tổ chức quyền lực gây
nên lỗi của hệ thống cần
phải được khắc phục theo
quy luật phổ quát là phân
chia ba nhánh quyền lực
nhà nước một cách rạch ròi,
minh bạch, thống nhất theo
Hiến pháp và Pháp luật, tức
là thống nhất ở nơi dân,
(tam quyền phân lập).
Nếu chúng ta hiểu ba nhánh
quyền lực nhà nước đều đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã được thể chế hoá trong
Hiến pháp và Pháp luật là
đúng, còn nếu hiểu thống
nhất trực tiếp ở ban lãnh
đạo hoặc cá nhân lãnh đạo
cụ thể nào đó thì lại là sai,
lại là có vua cộng sản mất
rồi, dân chỉ còn là người
chủ hình thức, nhà nước trở
thành công cụ của đảng chứ
không phải công cụ của dân
nữa rồi. Mọi chủ trương
chính sách của đảng phải
được cụ thể hoá bằng Hiếp
pháp và Pháp luật. Chấp
hành Hiến pháp và Pháp
luật là chấp hành sự lãnh
đạo của Đảng. Xã hội sẽ
được nhà nước quản trị
bằng pháp luật, chứ không
quản trị bằng chỉ thị, nghị
quyết trực tiếp của đảng.
Pháp luật là tối thượng.
Một trong những biểu hiện
dân chủ trong xã hội đó là
việc chọn lựa cụ thể qua lá
phiếu. Theo ông, lá phiếu
của chúng ta hiện nay đã
thể hiện được tính dân
chủ của nó đến mức nào
rồi?
Theo nguyên tắc tập trung
dân chủ của Đảng thì ở
Quốc hội, ở Hội đồng nhân
dân, đảng viên phải bỏ
phiếu theo nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, làm đúng như
ở các nước có đa đảng tham
chính. Như vậy có đúng với
bản chất của Đảng và Nhà
nước ta không? Đảng của
dân, Nhà nước cũng của dân
cơ mà?
Ở Việt Nam, Đảng ta không
phải tranh giành lá phiếu
với đảng nào cả mà chỉ là lá
phiếu của những đảng viên,
của những người đại biểu
nhân dân tán thành hay
không tán thành một điểm
nào hay cả chủ trương,
chính sách nào đó của Ban
lãnh đạo Đảng, có khi chỉ là
ý kiến của một người có
trọng trách trong Đảng,
(không được nhầm lẫn với
Đảng nói chung).
Ở nước có đa đảng tham
chính, khi tranh cử nguyên
thủ quốc gia, đảng nào
chuẩn bị đưa người ra tranh
cử phải có quy trình tranh
cử trong nội bộ đảng để
chọn người xuất sắc của
đảng mình ra tranh cử với
đảng khác. Người ra tranh
cử phải có cương lĩnh tranh
cử, cử tri sẽ căn cứ vào
cương lĩnh tranh cử và
người đứng đầu cương lĩnh
đó của các đảng để lựa
chọn cương lĩnh và người
đứng đầu đất nước, khi đó
cương lĩnh của đảng thắng
cử sẽ trở thành cương lĩnh
phát triển của đất nước,
người đứng đầu đảng thắng
cử sẽ trở thành nguyên thủ
quốc gia. Còn khi bỏ phiếu
về vấn đề quan trọng nào
đó thì thông thường các
Đảng họ quy định đảng viên
của Đảng đó phải bỏ phiếu
theo lập trường của Đảng
đó. Vì đây là các Đảng tranh
giành lá phiếu với nhau,
tranh giành lợi ích cho Đảng
mình.
Nếu ta làm như các Đảng ở
các nước có đa Đảng tham
chính thì chẳng hóa ra Đảng
ta tranh giành lá phiếu với
dân à? Mà điều đó là điều
không thể hiểu được, vì nó
trái với bản chất của Đảng,
rằng Đảng ta không có lợi
ích nào khác ngoài lợi ích
của nhân dân. Đảng lãnh
đạo chứ không quyết thay
nhân dân.
Trong thực tiễn đã có rất
nhiều trường hợp đảng viên
trong Quốc hội, kể cả ủy
viên Bộ Chính trị, Ủy viên
Trung ương, cán bộ cao
trung cấp của Đảng đã bỏ
phiếu thuận theo lòng dân,
không theo chỉ thị nghị
quyết của Bộ chính trị, của
Ban chấp hành TƯ và đã
được Đảng và Nhà nước
chấp nhận, nhân dân đồng
tình và hoan nghênh. Đó là
điều Đảng ta cần và phải
làm khác với các đảng ở các
nước có nhiều đảng tham
chính để phát huy dân chủ
thật sự trong đảng, trong xã
hội.
Chỉ có một Đảng duy nhất
tham chính, theo ông
chúng ta nên làm thế nào
để có dân chủ thực chất?
Nếu chúng ta chỉ đưa ra
một cương lĩnh, một người
ra ứng cử như một đảng của
các nước có đa đảng tham
chính, thì sẽ không có tranh
cử, dân sẽ không có cơ hội
lựa chọn cương lĩnh và
nguyên thủ. Làm như lâu
nay thì chưa thật dân chủ
trong Đảng, cũng chưa thật
dân chủ trong dân, còn
mang nhiều tính hình thức,
thụ động, dân ít quan tâm.
Như tôi đã nói trong một
cuộc trò chuyện với Tuần
Việt Nam hồi năm ngoái,
dân chủ là phải có tranh cử,
phải công khai minh bạch,..
để có sự lựa chọn trong
Đảng và trong xã hội, sẽ thu
hút được sự quan tâm xây
dựng nhà nước của đông
đảo nhân dân. Dân chủ
không đồng nhất với đa
Đảng. Mất dân chủ không
đồng nhất với một Đảng.
Dân chủ là dân phải được
lựa chọn cả cương lĩnh, cả
nhân sự, dân phải được
phúc quyết Hiến pháp và
những việc quan hệ đến vận
mệnh quốc gia. Khi nào có
sự lựa chọn dân chủ thật sự
như vậy là có dân chủ thực
sự trong xã hội.
Trong Đảng ta có thể có
nhiều đồng chí đưa ra
những cương lĩnh tranh cử
khác nhau, dăm ba cương
lĩnh chẳng hạn, sau đó
trong Đảng lựa chọn ra hai
ba cương lĩnh tranh cử để
đưa ra dân lựa chọn, như
sự tranh cử trong nội bộ
một Đảng của các nước có
đa đảng tham chính. Như
vậy, dân sẽ có cơ hội lựa
chọn cương lĩnh tranh cử và
người đứng đầu cương lĩnh
để trở thành cương lĩnh
phát triển của đất nước và
nguyên thủ quốc gia trong
một nhiệm kỳ xác định.
Dân chủ trong Đảng gắn với
dân chủ trong dân, trong xã
hội sẽ tạo ra sự đồng thuận
giữa Đảng và Nhà nước và
Nhân dân. Ý Đảng lòng dân
là một. Khối đại đoàn kết sẽ
được củng cố và tăng cường
trong thực tiễn. Dân chủ có
lãnh đạo đúng đắn, không ai
làm thay ai, đó chính là
nguồn sức mạnh vô địch cho
sự sáng tạo và phát triển, là
sự sống còn của Đảng và
chế độ.
Như tôi đã nói trong các
câu trả lời ở trên, vấn đề
dân chủ và trách nhiệm
trong quản trị hành chính
của nhà nước ta còn nhiều
vấn đề tồn tại lớn cần phải
được nghiên cứu giải quyết,
nhất là về vai trò lãnh đạo
của Đảng, để phát huy đầy
đủ sức mạnh của bộ máy
quản trị hành chính nhà
nước, phát huy đầy đủ sức
mạnh của nhân dân - người
chủ đích thực của đất nước.
Trong bài viết mới đây
nhất
, ông có cho rằng đã đến
lúc phải xây dựng luật về
Đảng?
Đúng. Trước đây, khi Đảng
chưa cầm quyền, khi Đảng
còn đấu tranh giành chính
quyền về tay nhân dân thì
Đảng hoạt động ngoài vòng
pháp luật, chống lại pháp
luật của chính quyền thực
dân phong kiến.
Ngày nay Đảng ta đã trở
thành Đảng cầm quyền rồi,
thì không được làm như
trước nữa, mà phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật và
hoạt động theo luật về
Đảng. Song tiếc rằng đến
nay Đảng ta vẫn chưa có
luật về Đảng. Do vậy không
tránh khỏi một số trường
hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà
nước, đứng trên pháp luật.
Người ta gọi như vậy là
Đảng trị. Chúng ta đã khắc
phục được nhiều rồi, song
vẫn còn những thói quen về
cách làm việc cũ, như khi
Đảng chưa cầm quyền, khi
chính quyền Nhà nước còn
non trẻ.
Ngày nay nhà nước ta đã
trưởng thành, đã là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, Đảng ta là Đảng cầm
quyền đã được ghi trong
Hiến pháp, song chưa được
cụ thể hóa thành luật, Quốc
hội phải sớm ban hành luật
về Đảng, khi đó Đảng sẽ
không còn bao biện, làm
thay Nhà nước, Đảng cũng
sẽ không buông lỏng lãnh
đạo. Đảng sẽ hoạt động lãnh
đạo hợp Hiến và hợp pháp.
Xin được hỏi câu cuối,
theo ông tư tưởng chủ
đạo để hoàn thiện các văn
kiện trình Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI là gì?
Đó là Tư tưởng - Minh triết
Hồ Chí Minh, là Lý luận -
Hành động Hồ Chí Minh đã
được thể hiện trong Tuyên
ngôn độc lập 2/9/1945,
trong Hiến pháp năm 1946,
trong di chúc thiêng liêng
của Bác..., trong lời nói và
việc làm của Bác. Cụ thể là:
1- Quán triệt tư tưởng đại
đoàn kết toàn dân tộc;
2- Bảo đảm phát huy tự do
dân chủ, dân là người chủ
đích thực của đất nước, dân
phải được phúc quyết Hiến
pháp và những việc quan hệ
đến vận mệnh quốc gia;
3- Xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN vững mạnh,
pháp luật là tối thượng,
quyền lực nhà nước là của
dân, thống nhất ở nơi dân,
thể hiện trong Hiến pháp và
Pháp luật theo mô hình phổ
quát phân chia ba nhánh
quyền lực nhà nước một
cách rạch ròi, minh bạch
(tam quyền phân lập).
4- Đảng Cộng sản Việt Nam
là đảng lãnh đạo nhà nước
và xã hội Việt Nam nhưng
không được tự cho mình là
đương nhiên, mãi mãi, mà
Đảng phải giành quyền lãnh
đạo thông qua tranh cử
trong Đảng và ngoài Xã hội.
Đảng phải hoạt động hợp
pháp, theo Luật về Đảng do
Quốc hội ban hành.
*
**
Với Đại hội VI, Đảng ta đã
vượt lên chính mình, thông
minh và dũng cảm mở đột
phá khẩu để thoát ra khỏi
lỗi hệ thống.
Từ đó tới nay chúng ta đã đi
được quãng đường khá dài,
đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
với xu thế không thể đảo
ngược.
Hy vọng rằng, với Đại hội XI,
XII, đảng ta sẽ tiếp tục vượt
lên chính mình để thoát
khỏi lỗi hệ thống một cách
triệt để và hoàn toàn.
*
* *
Khi nói Đảng bao biện làm
thay Nhà nước thì có vẻ nhẹ
nhàng như không có vấn đề
gì nghiêm trọng cả, nó đã
hình thành thói quen, chai
lỳ, bình thường. Song khi
chúng ta dùng ngôn ngữ
của Nhà nước pháp quyền,
ngôn ngữ của pháp luật thì
lại là vấn đề có ý nghĩa về
bản chất của Nhà nước
pháp quyền rồi. Khi chúng
ta so việc làm đó với hiến
pháp và pháp luật, so với
cương lĩnh và điều lệ Đảng
thì hành động bao biện làm
thay lại là hành động vi
phạm Hiến pháp, vi phạm
pháp luật của Nhà nước, vi
phạm cả Cương lĩnh và Điều
lệ của Đảng. Thế thì lại là
vấn đề quá to rồi, quá
nghiêm trọng rồi.
Khi nói Đảng buông lỏng
lãnh đạo thì có vẻ như Đảng
đứng ngoài Nhà nước mà
thật ra Đảng ta là Đảng cầm
quyền, chỉ có người đứng
đầu cấp ủy các cấp, từ Tổng
bí thư đến Bí thư cấp ủy các
cấp hành chính thường
không tham gia ứng cử
chức danh đứng đầu cơ
quan hành pháp nhà nước
cùng cấp, nên đôi khi gây
ấn tượng như vậy, nhất là
khi có ý kiến khác nhau giữa
đồng chí Bí thư với đồng chí
Phó bí thư - Chủ tịch Ủy
ban cùng cấp.
Nơi nào đồng chí Bí thư cấp
ủy mạnh, nổi trội hơn thì
thường có hiện tượng đồng
chí Bí thư bao biện làm
thay Chủ tịch. Ngược lại,
nơi nào đồng chí Chủ tịch
Ủy ban mạnh, nổi trội hơn
thì dễ có cảm giác Đảng
buông lỏng lãnh đạo, đồng
chí Chủ tịch lại bí đánh giá
là coi thường vai trò lãnh
đạo của Đảng.
Thật ra không phải như vậy,
vì đồng chí Chủ tịch cũng
thường là đồng chí Phó bí
thư cấp ủy cùng cấp cơ mà.
Ý kiến khác nhau là ý kiến
giữa hai đồng chí Bí thư và
đồng chí Phó bí thư (chủ
tịch Ủy ban nhân dân) trong
cùng một cấp ủy, không
phải là ý kiến khác nhau
giữa Đảng và Nhà nước. Nếu
người đứng đầu cấp ủy ứng
cử chức danh đứng đầu Nhà
nước thì sẽ khắc phục hiện
tượng bao biện làm thay
hoặc buông lỏng lãnh đạo.
Một vấn đề nữa cũng rất
quan trọng trong vấn đề
dân chủ là Đảng tự xác định
vị trí vai trò của mình như
thế nào đối với nhà nước,
với xã hội, với mặt trận và
các đoàn thể khác. Đảng là
một thành viên của mặt
trận, một chủ thể trong hệ
thống chính trị, song Đảng
là lực lượng chính trị lãnh
đạo nhà nước và xã hội,
lãnh đạo mặt trận và các
đoàn thể. Nhưng vai trò
lãnh đạo đó của Đảng có
phải là đương nhiên không?
Có phải mãi mãi không?.
Khi nói về mặt trận, Bác Hồ
có nói rằng: "Đảng không
thể đòi hỏi mặt trận thừa
nhận quyền lãnh đạo của
mình mà phải tỏ ra là bộ
phận trung thành nhất, hoạt
động nhất và chân thực
nhất. Chỉ trong đấu tranh
và công tác hàng ngày, khi
quần chúng rộng rãi thừa
nhận chính sách đứng đắn
và năng lực lãnh đạo của
Đảng, thì Đảng mới giành
được địa vị lãnh đạo. (Hồ
Chí Minh toàn tập, tập 5.
NXB Sự Thật 1983, Tr 115).
Bác Hồ nói về địa vị lãnh
đạo của Đảng đối với mặt
trận cũng tức là nói với cả
các đoàn thể khác, nói với
cả nhà nước và xã hội.
Đây là điều rất khác so với
khi Đảng chưa cầm quyền.
Nếu Đảng ta nhận thức đúng
địa vị của mình như thế,
nhà nước và nhân dân ta
hiểu đúng vai trò của Đảng
như thế thì vấn đề dân chủ
trong Đảng, trong nhà nước
và trong xã hội sẽ có bước
tiến rất to lớn và rất cơ
bản. Nếu Đảng coi mình
đương nhiên là lực lượng
lãnh đạo nhà nước và xã
hội thì Đảng sẽ trở thành
ông Vua tập thể, ông Vua
cộng sản mất rồi. Như vậy
là Đảng chủ, Đảng toàn trị
chứ không phải dân chủ
nữa. Và như vậy thì Đảng sẽ
không chăm lo xây dựng
chính sách đúng đắn, hợp
lòng dân, sẽ không chăm lo
đúng mức tới việc nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng, khi đó
những hiền tài trung thực
sẽ không được tin dùng,
người cơ hội, nịnh hót sẽ
lọt vào cơ quan lãnh đạo
các cấp của Đảng và nhà
nước, và như vậy là Đảng lại
đi vào con đường suy thoái
như các triều đại Vua chúa
thời quân chủ mất. Và đấy
là con đường diệt vong của
Đảng. Chúng ta cần nhìn lại
cái gương của các đảng
cộng sản ở Đông Âu và Liên
Xô (cũ) để kịp sửa lại mình
khi còn có cơ hội.
Cho nên vị trí, vai trò của
Đảng phải trở lại đúng với
tư tưởng của Bác Hồ, đó
cũng là qui luật phổ quát
mà các nước văn minh trên
thế giới vận dụng để lựa
chọn người hiền tài và bắt
buộc người hiền tài phải
tuân theo pháp luật nhằm
mục đích bảo đảm lợi ích
của quốc gia, dân tộc và kịp
thời thay thế bằng phương
pháp hòa bình nếu người
đó vi phạm tiêu chuẩn và
pháp luật.

posted from Bloggeroid