32.- KHÍKhí có ra vào, khí hậu thiên,
Trước lên sau xuống nối liền liền,
Chơn-Nhơn mới đặng dòng thai-tức,
Cổi sạch lốt phàm hóa kiếp Tiên.
Tiên phàm, hơi thở khác nhau xa,
Người biết thở vào, kẻ thở ra,
Hơi thở ra ngoài là lốc khí
Chơn-Nhơn chi tức diệu thay là.
Là người tu học pháp vô-vi,
Niệm Phật tụng kinh chẳng biết gì?
Máy nhiệm trong mình chơn nhứt tức;
Trước lên sau xuống nối liền liền,
Chơn-Nhơn mới đặng dòng thai-tức,
Cổi sạch lốt phàm hóa kiếp Tiên.
Tiên phàm, hơi thở khác nhau xa,
Người biết thở vào, kẻ thở ra,
Hơi thở ra ngoài là lốc khí
Chơn-Nhơn chi tức diệu thay là.
Là người tu học pháp vô-vi,
Niệm Phật tụng kinh chẳng biết gì?
Máy nhiệm trong mình chơn nhứt tức;
Khí thần diệu hiệp xuất Mâu-Ni.
Khí của phàm nhân trước lên sau xuống, còn khí của chân nhân trước xuống sau lên. Khí có ra có vào gọi là phàm tức (hơi thở phàm), chẳng ra chẳng vào gọi là chân tức (hơi thở thánh)[60].
Hễ phàm tức đã đình thì chân tức tự nó phát động.
Hơi thở sở dĩ đình lại đây chẳng phải do cượng bế mà chẳng cho ra. Ấy là Tâm trống cho tột bậc, lặng cho hết sức, mà hễ tâm định nhiều chừng nào thì khí nó yếu lần theo chừng nấy. Theo phép này, bất kỳ đi đứng nằm ngồi, đều dẫn tâm đem về chỗ lặng lẽ, chẳng tưởng việc sẽ tới, không nhớ việc qua rồi. Lâu lâu, thần cùng khí hội, tình cảnh đều quên, thần ngưng khí kiết, chỉ có một hơi thở triền chuyển trong bụng chẳng ra chẳng vào gọi là Thai tức ( ) . Hơi thở này đã sanh, thì cố giữ cho trống lặng, luyện tinh hóa khí, thông thấu tam quan, rưới thấm ba cung. Đó gọi là chân thác thược, chân lư đảnh, chân hỏa hầu ( ).
Thiên Túy Hư nói rằng:
Tích ngộ chân sư truyền khẩu quyết,
Chỉ yếu ngưng thần nhập khí huyệt.
Nghĩa là:
Xưa gặp chân truyền khẩu quyết,
Chỉ phải định thần vào khí huyệt.
Ấy là lúc ban sơ chúng ta mới vừa thọ khí tượng thai, phần thọ tinh huyết của cha mẹ mà thành ngôi Thái cực mà chúng ta ai ai cũng đều có hết.
Chân nhân thần nương theo hơi thở thâm nhập vào trong khí huyệt của ta mãi mãi như còn ( ) chẳng chút gián đoạn. Cho nên chuyên khí chí nhu (làm cho khí yếu lần lần) cho đúng phép (đắc huyền diệu), thì thấy quẻ Phục của mình (coi bài chữ Mạch có giải quẻ Phục).
Thái Thượng Lão Quân nói rằng : "Thiên địa chi gian, kỳ du thác thược hồ ?"
Như vậy cái khoảng giữa trời đất có phải như ống bể lò rèn chăng? Con người nhờ được khí của trời đất mà sống. Hô hấp cái máy động của ống bễ. Chân tức là cái khí hô hấp. Nhưng cái chân tức này là gốc thọ khí, là nguồn sinh khí. Hô hấp lên xuống, xô đẩy chuyền nhau, ứng với âm dương, đồng như khắc lậu (đồng hồ nước). Cho nên nói rằng :
Châu thiên tức số, vi vi số ( )
Ngọc lậu hàn thinh, trích trích phù
Nghĩa là : Cái số hơi thởChu thiên là số tinh vi (ý nói chẳng khá trước tướng). Nó tương phù với từng tiếng nhỏ giọt của đồng hồ nước ( ) (tỉ dụ hơi thở ra vào).
Có kẻ hỏi : Có cái thuyết nào lấy chân tức làm hỏa không?
Đáp : Chẳng phải lấy chân tức làm hỏa. Hỏa (Lửa) là thần của người, tức (hơi thở) là cái ống bễ của hỏa. Hơi thở của hỏa yếu dài mà chẳng dứt (miên miên bất tuyệt), tức là "chân nhân chi tức dĩ chủng" đó. Cho nên nói :
Mạn thủ dược lư, khan hỏa hậu,
Đãn an thần tức, nhậm thiên nhiên ( ).
Nghĩa là :
Chớ giữ thuốc lò, chăm hỏa hậu,
Chỉ yên thần khí, thuận thiên nhiên.
Phàm trong cả thân người, chỉ có một khí châu lưu,[61] khí thông thì vui khoái, khí nghẹt thì khổ đau. Cho nên tay múa chân đạp (luyện tập thể thao) là để dưỡng khí huyết của mình. Phép này chẳng luận giờ khắc nào, tùy tiện mà thi hành. Cần phải chuyên tâm bế tức (tập cho hơi thở nhẹ nhàng, cho đến hết ra vào chứ đừng cưỡng bế), ắt thần sung khí mãn, thì khí dễ lưu thông. Nhưng phải trợn mắt cắn răng (như giận) cho được nghiêm mật võ nghị, thì tà niệm tự nhiên không có. Làm như vậy được ít lần sau đó ngồi tịnh sẽ dễ trừ vọng niệm và tiêu tan bệnh tật.
Đoạn công phu này có nhiều chỗ hữu ích lắm, chớ khá xem thường rồi bỏ qua rất uổng.
Bạch Tẫn lão nhân nói rằng : "Tiên gia giữ kín chẳng truyền, thực ra chỉ có công phu luyện mạng mà thôi".
Mạng là gì?
Là Khí đó.
Bài này đã chỉ rõ : chẳng ra chẳng vào gọi là chân tức. Lại nói: phàm tức đã đình lại thì chân tức tự nó phát động. Phàm tức là lúc con người mới sinh ra, oa oa một tiếng, khí thông miệng mũi gọi là khí hậu thiên. Khí hậu thiên đã thông thì phải có sữa, có cơm nuôi. Hễ bế nó lại một chút thì chết. Còn khí tiên thiên thì chẳng như vậy. Mặc tình ở trong bụng mẹ mười tháng, bị bào y vấn bao, rốt cuộc cũng không chết.
Tại sao vậy? Tức là chỗ bài này gọi là triền chuyển trong bụng, chẳng ra chẳng vào đó. Người tu luyện dẫn tình đem về tánh, lâu ngày công phu già dặn, phản bổn hoàn nguyên (về cội gốc, ban sơ), cũng như con trẻ ở trong bụng mẹ chẳng khác.
Người thế gian chết đó, chẳng qua là ở trong miệng mũi hết khí mà thôi. Nay đang lúc còn sống mà miệng mũi đã hết khí thì còn sợ chết nỗi gì ? Đời mà không tin đạo tiên, là bởi chưa rõ lý này, chưa thấy người này mà thôi. »
Khí của phàm nhân trước lên sau xuống, còn khí của chân nhân trước xuống sau lên. Khí có ra có vào gọi là phàm tức (hơi thở phàm), chẳng ra chẳng vào gọi là chân tức (hơi thở thánh)[60].
Hễ phàm tức đã đình thì chân tức tự nó phát động.
Hơi thở sở dĩ đình lại đây chẳng phải do cượng bế mà chẳng cho ra. Ấy là Tâm trống cho tột bậc, lặng cho hết sức, mà hễ tâm định nhiều chừng nào thì khí nó yếu lần theo chừng nấy. Theo phép này, bất kỳ đi đứng nằm ngồi, đều dẫn tâm đem về chỗ lặng lẽ, chẳng tưởng việc sẽ tới, không nhớ việc qua rồi. Lâu lâu, thần cùng khí hội, tình cảnh đều quên, thần ngưng khí kiết, chỉ có một hơi thở triền chuyển trong bụng chẳng ra chẳng vào gọi là Thai tức ( ) . Hơi thở này đã sanh, thì cố giữ cho trống lặng, luyện tinh hóa khí, thông thấu tam quan, rưới thấm ba cung. Đó gọi là chân thác thược, chân lư đảnh, chân hỏa hầu ( ).
Thiên Túy Hư nói rằng:
Tích ngộ chân sư truyền khẩu quyết,
Chỉ yếu ngưng thần nhập khí huyệt.
Nghĩa là:
Xưa gặp chân truyền khẩu quyết,
Chỉ phải định thần vào khí huyệt.
Ấy là lúc ban sơ chúng ta mới vừa thọ khí tượng thai, phần thọ tinh huyết của cha mẹ mà thành ngôi Thái cực mà chúng ta ai ai cũng đều có hết.
Chân nhân thần nương theo hơi thở thâm nhập vào trong khí huyệt của ta mãi mãi như còn ( ) chẳng chút gián đoạn. Cho nên chuyên khí chí nhu (làm cho khí yếu lần lần) cho đúng phép (đắc huyền diệu), thì thấy quẻ Phục của mình (coi bài chữ Mạch có giải quẻ Phục).
Thái Thượng Lão Quân nói rằng : "Thiên địa chi gian, kỳ du thác thược hồ ?"
Như vậy cái khoảng giữa trời đất có phải như ống bể lò rèn chăng? Con người nhờ được khí của trời đất mà sống. Hô hấp cái máy động của ống bễ. Chân tức là cái khí hô hấp. Nhưng cái chân tức này là gốc thọ khí, là nguồn sinh khí. Hô hấp lên xuống, xô đẩy chuyền nhau, ứng với âm dương, đồng như khắc lậu (đồng hồ nước). Cho nên nói rằng :
Châu thiên tức số, vi vi số ( )
Ngọc lậu hàn thinh, trích trích phù
Nghĩa là : Cái số hơi thở
Có kẻ hỏi : Có cái thuyết nào lấy chân tức làm hỏa không?
Đáp : Chẳng phải lấy chân tức làm hỏa. Hỏa (Lửa) là thần của người, tức (hơi thở) là cái ống bễ của hỏa. Hơi thở của hỏa yếu dài mà chẳng dứt (miên miên bất tuyệt), tức là "chân nhân chi tức dĩ chủng" đó. Cho nên nói :
Mạn thủ dược lư, khan hỏa hậu,
Đãn an thần tức, nhậm thiên nhiên ( ).
Nghĩa là :
Chớ giữ thuốc lò, chăm hỏa hậu,
Chỉ yên thần khí, thuận thiên nhiên.
Phàm trong cả thân người, chỉ có một khí châu lưu,[61] khí thông thì vui khoái, khí nghẹt thì khổ đau. Cho nên tay múa chân đạp (luyện tập thể thao) là để dưỡng khí huyết của mình. Phép này chẳng luận giờ khắc nào, tùy tiện mà thi hành. Cần phải chuyên tâm bế tức (tập cho hơi thở nhẹ nhàng, cho đến hết ra vào chứ đừng cưỡng bế), ắt thần sung khí mãn, thì khí dễ lưu thông. Nhưng phải trợn mắt cắn răng (như giận) cho được nghiêm mật võ nghị, thì tà niệm tự nhiên không có. Làm như vậy được ít lần sau đó ngồi tịnh sẽ dễ trừ vọng niệm và tiêu tan bệnh tật.
Đoạn công phu này có nhiều chỗ hữu ích lắm, chớ khá xem thường rồi bỏ qua rất uổng.
Bạch Tẫn lão nhân nói rằng : "Tiên gia giữ kín chẳng truyền, thực ra chỉ có công phu luyện mạng mà thôi".
Mạng là gì?
Là Khí đó.
Bài này đã chỉ rõ : chẳng ra chẳng vào gọi là chân tức. Lại nói: phàm tức đã đình lại thì chân tức tự nó phát động. Phàm tức là lúc con người mới sinh ra, oa oa một tiếng, khí thông miệng mũi gọi là khí hậu thiên. Khí hậu thiên đã thông thì phải có sữa, có cơm nuôi. Hễ bế nó lại một chút thì chết. Còn khí tiên thiên thì chẳng như vậy. Mặc tình ở trong bụng mẹ mười tháng, bị bào y vấn bao, rốt cuộc cũng không chết.
Tại sao vậy? Tức là chỗ bài này gọi là triền chuyển trong bụng, chẳng ra chẳng vào đó. Người tu luyện dẫn tình đem về tánh, lâu ngày công phu già dặn, phản bổn hoàn nguyên (về cội gốc, ban sơ), cũng như con trẻ ở trong bụng mẹ chẳng khác.
Người thế gian chết đó, chẳng qua là ở trong miệng mũi hết khí mà thôi. Nay đang lúc còn sống mà miệng mũi đã hết khí thì còn sợ chết nỗi gì ? Đời mà không tin đạo tiên, là bởi chưa rõ lý này, chưa thấy người này mà thôi. »
Trích sách Dưỡng chân tập http://tamhyxa.blogspot.com/2012/12/duong-chan-tap-nguyen-minh-thien_4123.html
Trả lờiXóavery good
Trả lờiXóa