Banner tet am lich

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Tây tạng huyền bí


Chương 1:    THỜI THƠ ẤU



- A ha! Aha! Đã lên tới bốn tuổi rồi mà không ngồi vững trên lƣng ngựa! Mi sẽ không bao giờ trở nên một ngƣời hùng! Rồi đây cha mi sẽ nói sao?

Vừa nói xong, ông Tzu thẳng tay quất vào mông con ngựa một ngọn roi da, đầu ngọn roi cũng đét luôn cả vào ngƣời kỵ mã bất đắc dĩ, và nhổ luôn một bãi nƣớc bọt xuống đất một cách khinh bỉ. Những nóc nhọn và mái bầu bịt vàng của điện Potala chói sáng dƣới ánh mặt trời nóng gắt. Gần bên chúng tôi, hồ sen trong vắt của ngôi Đền Rắn dợn sóng lăn tăn. Đằng xa, trên đƣờng mòn gồ ghề đá sạn, những khách lữ hành vừa rời khỏi thủ đô Lhasa cố gắng thúc giục những con Yak (bò Tây Tạng) đi mau hơn, với những tiếng kêu inh ỏi. Từ những đồng cỏ xanh ở kế cận, vọng đến tai tôi những tiếng kèn khổng lồ do những sƣ sãi nhạc công thực tập thổi kèn ở một nơi vắng vẻ.

Nhƣng tôi không có thời giờ để ngắm nhìn những cảnh vật vẫn từng diễn ra hằng ngày mà tôi đã quen mắt nhàm tai. Công việc của tôi trong hiện tại ; ôi, một công việc khó nhọc thay, là ngồi vững trên lƣng con lừa nhỏ bất kham của tôi. Nhƣng con lừa Nakkim lại có những ý nghĩ khác. Nó muốn tách khỏi ngƣời kỵ mã tí hon của nó, để có tự do ăn cỏ, nằm lăn trên đất và chơi một mình.

Ông Tzu là một ông thầy rất khó chịu. Suốt đời, ông luôn luôn nghiêm khắc và khó tánh; trong lúc hiện tại, trong vai trò võ sƣ quyền thuật và huấn luyện viên kỵ mã cho một đứa trẻ lên bốn tuổi, ông thƣờng tỏ ra bất mãn và nổi nóng hơn là kiên nhẫn. Xuất xứ từ vùng Kham, ở miền Đông xứ Tây Tạng, ông đƣợc chọn lựa cùng với vài ngƣời khác nhờ bởi vóc vạc cao lớn và lực lƣỡng. Nhiều ngƣời có tác cao hơn hai thƣớc và đƣợc tuyển dụng làm những sƣ sãi cảnh binh trong các tu viện. Họ mặc áo dài và độn vai rất cao để cho có vẻ to lớn, lấy lọ boi mặt để cho có vẻ hung tợn, và sử dụng những cây gậy to và dài để trừng phạt những kẻ bất hảo.

Nhƣ vậy ông Tzu là một vị sƣ sãi cảnh binh, kiêm chức võ sƣ dạy quyền thuật và môn cƣỡi ngựa cho một thiếu nhi con nhà quý tộc!

Không thể đi đứng đƣợc lâu vì bị tật ở chân, ông ta chỉ di chuyển bằng cách đi ngựa. Năm 1904, quân Anh dƣới quyền chỉ huy của đại tá Younghusband, đã xâm lăng xứ Tây Tạng và gây nên nhiều sự tàn phá, thiệt hại. Chắc hẳn là họ nghĩ rằng phƣơng tiện tốt nhất để thu phục đƣợc tình thân hữu của Tây Tạng là bắn phá nhà cửa, làng mạc và giết hại dân tộc của xứ ấy. Trong cuộc phòng thủ diệt địch, ông Tzu đã bị đạn bắn vẹt mất một phần xƣơng háng bên trái khi ông chiến đấu ngoài mặt trận. Cha tôi là một trong những viên chức có quyền thề nhất trong Chánh phủ. Ngƣời thuộc dòng quý tộc và có thế lực rất mạnh trong việc quốc chính. Cha tôi cao gần tới hai thƣớc, và có một sức mạnh phi thƣờng. Hồi còn thanh niên ngƣời đã có lần ra sức giở hỏng một con lừa khỏi mặt đất; ngƣời là một trong những ngƣời Tây Tạng có thể chiến thắng những thổ dân vùng Kham trong những cuộc so tài
về môn đô vật.

Xứ Tây Tạng đã trải qua một thời kỳ loạn ly. Năm 1904 khi quân đội Anh xâm lăng lãnh thổ Tây Tạng, vị Quốc vƣơng xứ này là đức Đạt Lai Lạt Ma sang tị nạn bên xứ Mông Cổ, giao quyền nhiếp chính lại cho cha tôi và cùng với những viên chức trong nội các trong khi ngài vắng mặt. Năm 1909, ngài trở về nƣớc sau một thời gian sống tại Bắc Kinh. Năm 1910, quân Trung Hoa, đƣợc khích lệ tinh thần bởi cuộc xâm lăng thành công trƣớc đây của quân đội Anh, bèn đem quân tấn công thủ đô Lhasa. Một lần nữa đức Đạt Lai Lạt Ma lại lƣu vong tị nạn nhƣng lần này ngài sang Ấn Độ. Năm 1911, trong cuộc cách mạng Trung Hoa, quân Tàu bị đánh bật ra thủ đô Lhasa, sau khi đã gây nhiều cảnh giết chóc tang thƣơng đối với dân chúng Tây Tạng. Năm 1912, đức Đạt Lai Lạt Ma trở vể thủ đô Tây Tạng. Trong khi ngài vắng mặt, suốt thời kỳ vô cùng khó khăn ở quốc nội, cha tôi đã cùng với các quan chức đồng liêu trong nội có đảm đƣơng trọng trách của Chánh Phủ. Mẹ tôi thƣờng nói rằng trách nhiệm nặng nề đó đã làm cho cha tôi giảm thọ rất nhiều. Một điều chắc chắn là ngƣời không có thời giờ săn sóc con cái và ngƣời không hề có dịp biểu lộ tình phụ tử đậm đà đối với chúng tôi.

Dƣờng nhƣ tôi có cái khả năng đặc biệt là hay làm cho cha tôi nóng giận nên ông Tzu, bản tính vốn đã khắc nghiệt, lại đƣợc cha tôi giao phó trách nhiệm là bắt buộc tôi phải vâng lời tuyệt đối, bằng lời êm dịu hay "Bằng roi vọt nếu cần."

Ông Tzu lại coi việc cƣỡi ngựa dở của tôi nhƣ là một sự sỉ nhục cho vai trò huấn luyện viên của ông ta. Ở Tây Tạng, trẻ con trong các gia đình quý tộc tập cƣỡi ngựa trƣớc khi tập đi! Làm một ngƣời kỵ mã giỏi là một điều tối cần thiết trong một xứ núi non không có phƣơng tiện giao thông, một xứ mà mọi sự di chuyển đều là bằng cách đi bò hay cƣỡi ngựa. Con nhà quý phái tập cƣỡi ngựa hằng giờ hằng phút mỗi ngày. Khi họ đã tập luyện tinh nhục đến mức tuyệt luân, họ có thể đứng vững trên yên ngựa đang phi nƣớc đại, và bắn cung hay bắn súng vào các mục tiêu di động.

Đôi khi từng đoàn kỵ mã đã tập luyện thuần phục phi nƣớc đại trong những cánh đồng, và trong khi sãi ngựa nhƣ bay họ đổi ngựa với nhau bằng cách nhảy từ yên ngựa này sang yên ngựa khác. Trong khi đó, năm lên bốn tuổi, tôi lại thấy khó khăn mà ngồi vững trên một yên ngựa.

Xứ Tây Tạng là một nƣớc sùng thƣợng thần quyền. Sự "Tiến bộ" của thế giới bên ngoài không làm cho dân tộc xứ ấy ham thích. Ngƣời Tây Tạng chỉ muốn tự do thiền định suy tƣ và vƣợt qua những giới hạn của xác thể. Từ lâu, những nhà hiền triết của xứ này vẫn từng biết rằng những tài nguyên phong phú của xứ Tây Tạng khêu gợi lòng tham của các nƣớc Tây phƣơng và họ biết rằng khi nào ngƣời ngoại bang đến xứ này là sẽ không có hòa bình.

Nhà tôi ở tại khu Lingkhor, một khu vực sang trọng của thủ đô Lhasa, ở bên đƣờng lộ bao quanh đƣờng phố, và ở dƣới bóng mát của điện Potala. Chung quanh Lhasa có ba đƣờng vòng đồng tâm, con đƣờng ở vòng ngoài, cũng gọi là đƣờng Lingkhor là con đƣờng quen thuộc của khách hành
hương.

Cũng nhƣ tất cả các ngôi nhà khác ở Lhasa, vào lúc tôi mới sinh, nhà tôi chỉ có hai tầng ở phía day mặt ra đƣờng lộ. Mọi ngƣời đều bị tuyệt đối cấm nhặt không đƣợc cất nhà nhiều tầng và vƣợt quá chiều cao đó, vì không ai đƣợc phép từ trên cao nhìn xuống đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhƣng vì lịnh cấm này thật ra chỉ áp dụng mỗi năm có một lần vào dịp rƣớc lễ hằng năm, nên nhiều ngƣời dân Tây Tạng cất trên nóc bằng của nhà họ thêm một tầng nữa bằng cây ván có thể tháo gỡ đƣợc dể dàng, mà họ có thể sử dụng mỗi năm trong mƣời một tháng.

Nhà tôi ở là một ngôi kiến trúc cổ bằng đá, hình vuông, xây trên một khu đất rộng và bao bọc xung quanh một cái sân giữa.

Năm 1910, trong cuộc xâm lăng của quân Trung Hoa, nhà tôi bị tàn phá hết một phần, nhất là những vách tƣờng phía trong. Về sau, cha tôi đã cho xây cất lại bốn tầng lầu. Vì những tầng lầu này không day ra ngoài đƣờng cái, tức con đƣờng Ling khor, nên chúng tôi không thể từ trên cao nhìn xuống đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc rƣớc lễ hằng năm, thành thử không ai phàn nàn hay phản đối.

Cánh cửa lớn trổ ra cái sân giữa rất kiên cố và trở nên xám đen với thời gian. Quân Tàu không chọc thủng nổi cánh cửa dày và chắc nịch này nên chúng đã triệt hạ một góc tƣờng để lọt vào nhà.

Từ một văn phòng đặt ở ngay phía trên cái cửa này, ngƣời quản gia để ý quan sát những kẻ ra vào. Ngƣời quản gia này có quyền thâu dụng hoặc sa thải những kẻ nô bọc, và chăm lo chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Khi những tiếng kèn trong những tu viện đón chào bóng hoàng hôn, đánh dấu một ngày sắp tàn, thì những kẻ hành khất của thủ đô Lhasa tề tựu đến trƣớc cánh cửa sổ của vị quản gia để nhận lãnh những phần ăn của họ trong chiều hôm đó. Theo thủ tục đó, tất cả những nhà danh giá quý tộc bố thí cho kẻ nghèo ở trong vùng của họ ở. Những kẻ tù phạm bị xiềng xích cũng thƣờng đến xin ăn, vì khám đƣờng rất hiếm và họ đi rảo khắp các nẻo đƣờng để xin của bố thí.

Ở Tây Tạng, những kẻ tù phạm không bị khinh khi hay đối xử tàn tệ nhƣ những kẻ hạ cấp. Ngƣời ta biết rằng phần nhiều trong thành phần của họ có lẽ ở vào tình trạng của những ngƣời tù phạm kia nếu họ bị bắt quả tang, bởi đó những kẻ phạm pháp ít may mắn hơn đƣợc đối xử một cách tƣơng đối dễ chịu.

Có hai vị sƣ sãi trú ngụ trong các phòng ở phía tay mặt gian phòng của vị quản gia; đó là các vị tƣ tế có phận sự cầu nguyện Trời Phật gia hộ cho gia đình chúng tôi. Những gia đình quý tộc bậc trung hay bậc thấp hơn chỉ có một vị tƣ tế trong nhà; cấp đẳng xã hội của gia đình tôi bắt buộc phải có hai vị. Các vị tƣ tế này không đƣợc hỏi ý kiến trƣớc mỗi biến cố hay quyết định quan trọng, và họ có bổn phận cầu nguyện các đấng Thiêng liêng che chở và ban ân huệ cho gia đình chúng tôi. Ba năm một lần, họ lại trở về tu viện của họ, và những sƣ sãi khác đến thay thế.

Mỗi chái ở hai bên hông nhà là một đền thờ nhỏ trong đó những ngọn đèn thắp bằng bơ cháy sáng ngày nhƣ đêm trên một bàn thờ bằng gỗ chạm. Trên bàn thờ, bảy chén nƣớc Thánh đƣợc lau chùi
sạch bóng và đƣợc thay nƣớc mới nhiều lần trong ngày.

Các vị tƣ tế đƣợc ăn uống đầy đủ, họ dùng các thức ăn nhƣ ngƣời trong gia đình, để cho những lời cầu nguyện của họ đƣợc sốt sắng hơn và để cho thần thánh biết rằng họ đƣợc biệt đãi.

   bên trái gian phòng vị quản gia, là phòng của vị cố vấn luật pháp, vị này có phận sự xem xét cách giữ gìn nhà cửa của gia đình tôi cho đúng theo nghi thức của nhà quyền quí. Ngƣời Tây Tạng rất tôn trọng luật lệ, và để làm gƣơng cho dân chúng, cha tôi phải xử thế nhƣ một công dân gƣơng mẫu.

Anh tôi, Paljor, chị tôi, Yasodhara và tôi cùng ở tại phần mới xây cất của ngôi nhà. Paljor không sống đƣợc lâu vì không có đủ sức khỏe để chấp nhận cuộc sống khắc khổ, dành cho mọi đứa trẻ con nhà quý tộc. Anh tôi qua đời trƣớc khi lên bảy tuổi. Khi ấy Yaso lên sáu và tôi mới lên bốn. Tôi vẫn còn hình dung anh tôi, chỉ còn là một cái xác không hồn, ngày mà những Âm Công đến lƣợm xác anh tôi để làm lễ "điểu táng" tức là chặt từng mảnh quăng cho kên kên ăn theo phong tục bổn xứ. Khi tôi trở thành ngƣời con trai kế nghiệp của gia đình, thì sự giáo dục của tôi đƣợc săn sóc chu đáo. Năm tôi lên bốn tuổi, tôi hãy còn là một kỵ mã quá dở! Cha tôi vốn dĩ đã là một ngƣời rất nghiêm khắc, nay với tƣ cách là một chức sắc của giáo hội, bèn đặt tôi vào một thứ kỷ luật sắt để làm gƣơng cho sự giáo dục của những đứa trẻ khác.

   xứ Tây Tạng, một đứa trẻ thuộc giai cấp càng cao thì sự giáo dục của nó lại càng nghiêm khắc. Và nhà quý tộc đã bắt đầu chủ trƣơng một kỷ luật ít khắc khổ hơn cho sự giáo dục thiếu nhi, nhƣng cha tôi không đồng ý, viện lẽ rằng những đứa trẻ nghèo hèn không hy vọng có một đời sống tiện nghi sung sƣớng hơn trong tƣơng lai, cần phải đƣợc đối xử một cách dịu dàng tử tế khi chúng còn nhỏ. Trái lại, những đứa trẻ con nhà quý tộc, đƣợc thụ hƣởng mọi thứ tiện nghi sung sƣớng khi đến tuổi trƣởng thành, nên cần phải đƣợc giáo dục trong sự khắc khổ tối đa khi chúng tôi còn nhỏ, để nhờ sự kinh nghiệm trong đau khổ mà chúng mới biết thƣơng ngƣời về sau này. Đó cũng là quan điểm

chánh thức của chánh phủ Tây Tạng. Chánh sách đó rất tai hại đối với những đứa trẻ có thể chất yếu đuối, nhƣng còn những đứa nào vƣợt qua đƣợc mà không chết thì sẽ có thể đƣơng đầu với bất cứ một nghịch cảnh nào?

Võ sƣ Tzu chiếm một gian nhà ở từng dƣới gần chỗ cửa vào. Sau khi đã có dịp quan sát đủ mọi hạng ngƣời trong nhiều năm với tƣ cách là một sƣ sãi cảnh binh, ông ta không thể sống ẩn dật lánh đời, vì cuộc sống đó không thích hợp với nếp sống quen thuộc của ông ta. Gần bên phòng của ông ta ở, là những chuồng ngựa, trong đó cha tôi nuôi hai chục con ngựa, cùng những loài vật kéo xe khác. Những ngƣời giữ ngựa không ƣa ông Tzu vì tánh quá sốt sắng của ông ta và thói quen hay xen vào công việc của họ.

Khi cha tôi cƣỡi ngựa đi đâu, thì luôn luôn có sáu ngƣời kỵ mã võ trang đi theo hộ vệ. Những ngƣời cận vệ này đều mặc đồng phục và ông Tzu luôn luôn kiểm soát chặt chẽ để giữ cho y phục của họ lúc nào cũng đƣợc chỉnh tề.


Vì một lý do mà tôi không biết rõ, sáu ngƣời kỵ mã này có thói quen ngồi trên lƣng ngựa sắp thành hàng giờ day lƣng vào tƣờng của một lẫm lúa, và phóng ngựa chạy theo khi thấy cha tôi vừa xuất hiện. Tôi nhận thấy rằng nếu tôi nghiêng mình ra ngoài cửa sổ của lẫm lúa, thì một trong những ngƣời kỵ mã lọt vào tầm tay của tôi. Một ngày nọ, nhân lúc không có việc gì làm, tôi bèn rón rén đến gần và xỏ một sợi dây gai vào cái đai da nịt lƣng của y trong khi y đang kiểm điểm đồ tƣ trang trƣớc khi lên đƣờng. Kế đó tôi cột chặt cả hai đầu dây và máng một đầu vào một cái móc sắt ở bên trong lẫm lúa. Việc ấy hoàn toàn diễn ra trong âm thầm không ai để ý, giữa lúc mọi ngƣời đang mắc bận rộn rối rít. Khi cha tôi vừa xuất hiện đoàn kỵ mã phóng ngựa chạy theo, trừ ra ngƣời thứ sáu mắc phải sợi dây nên bị té ngựa và kêu la ỏm tỏi.

Cái đai nịt lƣng của y sút ra và trong cơn náo loạn, tôi lén rút lại sợi dây gai và biến mất mà không ai hay biết. Ngày hôm sau, tôi lấy làm khoái trá mà nói với nạn nhân sự đùa nghịch của tôi: "Thế nào, Nê Túc, tôi tƣởng chỉ có một mình tôi là cƣỡi ngựa dở, còn anh cũng vậy sao?"

Chƣơng trình học của chúng tôi gồm có Hán văn, chữ Tây Tạng, toán học và khắc bản gỗ. Về việc ấn loát ở Tây Tạng, ngƣời ta thƣờng dùng những bản gỗ có khắc chữ, nên việc khắc bản gỗ đƣợc coi nhƣ một bộ môn rất hữu ích.

Lớp học của chúng tôi là một gian phòng rất rộng có thể chứa độ sáu chục đứa trẻ. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên sàn gạch, trƣớc một cái bàn hay một cái ghế dài, chiều cao độ năm tấc tây và ngồi xoay lƣng về phía thầy học để cho chúng tôi không thể biết rằng thầy có nhìn mình hay không. Thầy bắt chúng tôi học một cách rất kham khổ và không để chúng tôi nghỉ ngơi một giây phút nào.

Có một phần trong chƣơng trình học mà tôi không bao giờ quên: đó là lập lại những Điều Răn tôn giáo. Chúng tôi phải đọc những Điều Răn này khi vào lớp và lập lại một lần nữa trƣớc khi rời khỏi lớp vào giờ tan học. Đó là:

Hãy lấy ân báo ân, lấy đức báo đức Đừng ăn hiếp những kẻ hiền lành

Hãy siêng đọc các kinh điển và giáo lý Hãy giúp đỡ kẻ đồng loại

Luật pháp khắc khổ đối với kẻ giàu sang Để dạy họ sự thông cảm và sự công bằng

Luật pháp khoan hồng đối với kẻ nghèo hèn để an ủi họ Hãy trả dứt nghiệp quả nợ nần càng sớm càng hay

Để cho chúng tôi không thể nào quên, những Điều Răn đó đƣợc viết trên những tấm bản đóng trên bốn vách tƣờng của lớp học.

Tuy nhiên, cuộc đời hằng ngày của chúng tôi không phải hoàn toàn dành cho sự học và sự sống khắc khổ. Chúng tôi cũng lao mình vào những cuộc chơi điền kinh, thể dục một cách hăng say ngoài giờ
học. Những môn thể dục này đƣợc đặt ra để tạo cho chúng tôi một thể xác cƣờng tráng có thể chịu đựng khí hậu vô cùng gắt gao của xứ Tây Tạng. Ở xứ này, vào lúc giữa trƣa mùa hè nhiệt độ lên rất cao và ban đêm có thể xuống thấp dƣới không độ. Vào mùa đông, thời tiết còn lạnh hơn thế rất nhiều.

Bắn cung, một môn thể dục rất tốt để làm nở nang bắp thịt và để tập nhắm một cách chính xác, là bộ môn mà chúng tôi rất thích. Cung nỏ của chúng tôi dùng đều làm bằng gỗ mun nhập cảng từ Ấn Độ; ngƣời ta chế tạo những cái ná bằng gỗ bổn xứ. Là Phật tử chân chính, chúng tôi không bao giờ bắn loài thú vật. Để tập bắn cung chúng tôi dùng những cái bia di động, mà những kẻ gia nô núp ở chỗ ẩn khuất cầm dây kéo lên hoặc hạ xuống bất thần mà không cho chúng tôi hay. Phần nhiều những bạn hữu của tôi có thể bắn trúng đích trong khi họ sãi ngựa nhƣ bay. Về phần tôi, trái lại, tôi không thể ngồi vững trên lƣng ngựa đƣợc lâu nhƣ thế!

Một trò chơi tiêu khiển khác là đi cà khêu. Chúng tôi dùng hai cây cà khêu, giống nhƣ hai cây nạng gỗ nhƣng rất dài, có bàn đạp để xỏ hai chân vào đó, và sau khi đã ngụy trang làm những ngƣời khổng lồ, chúng tôi thƣờng xáp chiến với nhau trong những cuộc đấu sức dị kỳ, kẻ nào thua là kẻ bị té ngã trƣớc nhất.

Còn những môn thể dục khác nữa là nhảy sào, và đá cầu. Nhƣng ở Tây Tạng nhất là ở vùng ngoại ô thủ đô Lhasa, cuộc chơi thịnh hành nhất là môn thả diều, mà ngƣời ta có thể gọi là môn thể dục của dân tộc. Chúng tôi chỉ có thể chơi diều vào những mùa nhất định. Nhiều năm về trƣớc, ngƣời ta nhận thấy rằng thả diều trên những vùng núi cao đã gây nên những trận mƣa lũ, khi đó ngƣời ta nghĩ rằng có lẽ các vị thần làm mƣa đã nổi giận, nên dân chúng chỉ đƣợc phép chơi diều vào mùa thu, tức là mùa tạnh ráo ở Tây Tạng. Có những ngày nhất định, ngƣời ta giữ im lặng không kêu to ở các miền núi, vì tiếng vang của họ gây nên một sự chuyển động quá mau của những đám mây mù ẩm thấp từ bên Ấn Độ bay qua, do đó mà có những trận mƣa lũ bất ngờ.

Ngày đầu mùa thu, một con diều đầu tiên đƣợc phóng lên từ nóc điện Potala. Trong vài phút, những con diều khác đủ mọi hình thức, lớn nhỏ đủ cỡ và đủ các màu sắc, liền xuất hiện trên nền trời Lhasa, trên đó chúng nó bay lƣợn nhảy nhót theo chiều gió thổi mạnh.

Tôi rất say mê cuộc chơi này và luôn luôn sắp đặt cách nào để con diều của tôi bay lên trong số những con đầu tiên. Mọi đứa trẻ con đều tự tay chúng nó chế tạo những con diều của mình, thƣờng là với một cái sƣờn bằng tre đƣợc bao bọc ở phía ngoài bằng một thứ hàng tơ rất đẹp. Chúng tôi làm diều bằng những vật liệu thứ tốt hảo hạng vì danh dự của gia đình cũng có liên hệ trong cuộc chơi này. Cái sƣờn bằng gỗ giống nhƣ cái hộp đƣợc chế tạo xong, chúng tôi mới gắn vào đó cái đầu, hai cánh và cái đuôi một con rồng có một hình dáng dữ tợn.

Cuộc tranh đấu bằng diều diễn ra một cách vô cùng sôi nổi trong khi đó, chúng tôi cố gắng hạ những con diều của các địch thủ. Để thực hiện điều đó, chúng tôi gắn những miểng chai trên diều của chúng
tôi và ngâm sợi dây diều trong một thứ keo trộn với bột thủy tinh nghiền nát; sau đó, chúng tôi chỉ cần phóng diều lên để cắt đứt sợi dây của các địch thủ và bắt lấy con diều của họ.

Đôi khi, lúc trời tối chúng tôi lén thả diều lên trời sau khi đã cột chặt những cái đèn nhỏ thắp bằng bơ vào bên trong cái sƣờn gỗ và ở chỗ đầu rồng. Đôi mắt rồng liền phóng ra những tia lửa đỏ và mình rồng lóng lánh muôn màu nghìn sắc liền nổi bật trên không trung giữa nền trời u ám của đêm khuya. Chúng tôi đặc biệt thích cuộc chơi này khi có những đoàn thƣơng buôn lớn chở hàng trên lƣng những con Yak từ vùng Lhodzong đến thủ đô Lhasa. Với tuổi ngây thơ chúng tôi nghĩ rằng ngƣời thƣơng buôn "Dốt nát" ở các vùng quê hẻo lánh chắc chƣa bao giờ nghe nói đến những phát minh diễm ảo tân kỳ nhƣ những con diều của chúng tôi. Vậy nên chúng tôi quyết định gây cho họ một cơn sợ sệt kinh hoàng một phen nên thân.

Một trong những phát minh khác nữa của chúng tôi là gắn trong mình con diều ba loại vỏ ốc khác nhau, và đặt cách nào cho gió thổi vào làm các vỏ ốc phát ra một tiếng hú kinh hồn. Khi thả diều lên trời, con rồng lửa uốn khúc muôn màu phát ra những tiếng rú rùng rợn trong đên khuya, và chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ gây cho các tay thƣơng buôn đến từ các tỉnh lẻ xa xôi một cơn sợ sệt mà họ sẽ nhớ đến suốt đời không quên.

Tây Tạng không phải là xứ có thể dung nạp những ngƣời có thể chất yếu đuối. Thủ đô Lhasa ở vào một vùng cao nguyên bốn ngàn thƣớc cao hơn mặt biển, có một thời tiết rất chênh lệch giữa cực nóng và cực lạnh. Những vùng cao hơn lại có một khí hậu gắt gao hơn nữa. Những ngƣời có thể chất yếu đuối có thể làm liên lụy đến sự sống của kẻ khác. Chính vì bởi lẽ đó, chứ không phải do sự tàn ác, mà sự giáo dục thiếu nhi thật là vô cùng khắc khổ nhƣ đã kể trên.

Ở những vùng sơn cƣớc, ngƣời ta đem ngâm những đứa trẻ sơ sinh dƣới suối nƣớc lạnh và xem chúng có đủ sức chịu đựng dẻo dai hay không, để có quyền sống nhƣ mọi ngƣời. Tôi thƣờng thấy những ngƣời đi diễn hành đến một ngọn suối, ở một vùng núi non chiều cao trên sáu ngàn thƣớc. Đến bờ suối, đoàn ngƣời dừng lại, một bà lão bồng đứa trẻ sơ sinh trên tay, rồi cả gia đình gồm cha, mẹ và thân quyến đứa trẻ ngồi vây chung quanh bà. Khi ngƣời ta lột hết áo quần đứa trẻ, bà lão bèn ngâm thân mình đứa bé sơ sinh dƣới nƣớc suối, chỉ còn thấy cái đầu nhô lên khỏi mặt nƣớc. Dƣới nƣớc suối lạnh buốt, thân mình đứa trẻ trở nên đỏ au, rồi xanh giờn, những tiếng kêu của nó đã im bặt, nó không còn kêu la phản đối nữa. Nó có vẻ chết lịm, nhƣng bà lão đã từng kinh nghiệm nhiều về việc này bèn rút nó lên khỏi mặt nƣớc, lau chùi khô ráo và mặc quần áo lại cho đứa bé. Nó sống lại chăng? Đó là các thần linh đã quyết định nhƣ thế. Nếu nó chết, thì đó lại càng hay vì nó khỏi phải chịu những sự khổ đau về sau này của cuộc đời trần thế! Ngƣời ta không thể làm gì khác hơn dƣới một khí hậu gắt gao nhƣ ở Tây Tạng. Không nên có những kẻ bịnh hoạn, yếu đuối ở một xứ mà mọi phƣơng tiện cứu trợ y tế đều thiếu thốn: Thà để vài đứa bé sơ sinh chết còn hay hơn.

Khi anh tôi qua đời, thì tôi cần phải xúc tiến việc một cách ráo riết hơn. Thật vậy, vào năm lên bảy
tuổi, tôi đã phải bắt đầu chuẩn bị tƣơng lai. Tôi sẽ đi theo con đƣờng nào và chọn lựa nghành hoạt động nào? Điều đó sẽ do các nhà chiêm tinh quyết định. Ở Tây Tạng, bất cứ việc gì lớn nhỏ, từ việc mua một con Yak đến việc chọn một nghề nghiệp, đều do sự quyết đoán của các nhà chiêm tinh. Trƣớc ngày sinh nhật năm tôi lên bảy, mẹ tôi mở một cuộc tiếp tân khổng lồ, trong dịp đó những quan khách gồm các nhà quý tộc và các chức viên cao cấp trong chánh phủ đƣợc mời tham dự để nghe những lời tiên tri của các nhà chiêm tinh.

Mẹ tôi là một mệnh phụ đảm đang, với một vóc vạc phƣơng phi, một gƣơng mặt tròn và tóc đen huyền. Những phụ nữ Tây Tạng bới đầu theo một kiểu rất mỹ thuật và cài trên mái tóc một thứ lƣợc bằng gỗ. Những lƣợc gỗ này thƣờng sơn mài màu đỏ thắm, có cẩn những hột đá quí, cẩm thạch hoặc san hô, là những mỹ phẩm làm rất khéo léo. Cài trên một đầu tóc đen huyền có sức dầu bóng loáng, những lƣợc sơn mài đó tạo nên một vẻ đẹp rất thanh lịch.

Những áo dài Tây Tạng có những màu sắc rất vui mắt mà nổi bật nhất là màu đỏ, màu lục và màu vàng. Thƣờng ngày các bà nội trợ đeo phía trƣớc ngực một mảnh vải trơn với một cái vệt ngang khác màu, nhƣng màu sắc đƣợc chọn cho tiệp với nhau một cách mỹ thuật. Họ đeo những chiếc bông tai mà kích thƣớc lớn nhỏ tùy nơi giai cấp của họ trong xã hội. Mẹ tôi, xuất thân từ một gia đình quyền quí, đeo những chiếc bông tai dài trên muời lăm phân tây.

Ngƣời Tây Tạng chủ trƣơng một sự bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ. Nhƣng về vấn đề coi sóc nội trợ gia đình, mẹ tôi không phải chỉ bằng lòng với sự bình đẳng. Với một ý chí độc tài và một quyền hành tuyệt đối, mẹ tôi ngự trị trong gia đình nhƣ một nhà vua, mẹ tôi biết mẹ tôi muốn gì và khi muốn gì mẹ tôi phải đƣợc cái đó.

Trong sự nhộn nhịp xôn xao nhân dịp chuẩn bị cuộc tiếp tân, mẹ tôi mới thật sự là có đất dụng võ. Nào là tổ chức, phải ra lệnh, soạn thảo kế hoạch để " ăn đứt" những kẻ láng giềng. Mẹ tôi tỏ ra rất thông thạo vì trong nhiều chuyến du hành theo cha tôi sang Ấn Độ, Bắc Kinh và Thƣợng Hải, mẹ tôi đã thu thập đƣợc hằng khối những sáng kiến nƣớc ngoài.

Khi ngày tiếp tân đã định, những sƣ sãi nhƣ thƣ ký mới viết thiệp mời trên một loại giấy dày, làm bằng tay, chỉ đƣợc dùng trong những dịp giao tế tối quan trọng. Mỗi thiệp mời đo độ ba mƣơi phân bề ngang trên sáu mƣơi phân bề dài và có đóng triện son của ngƣời gia trƣởng. Mẹ tôi cũng đóng triện son riêng của mình vào đó vì ngƣời thuộc về dòng dõi quý phái. Ngoài ra lại còn một cái triện chung cho cả gia đình, tức là có tất cả ba cái triện son đóng trên thiệp mời, làm cho nó trở nên một bản văn kiện thật là nghiêm trọng. Nghĩ rằng tôi là nguyên nhân cho tất cả những lễ nghi trịnh trọng đó làm cho tôi rùng mình. Tôi không biết rằng tầm quan trọng của tôi thật ra chỉ là phụ thuộc so với một tập quán xã hội. Nếu ngƣời ta nói cho tôi biết rằng cuộc tiếp tân long trọng này sẽ đem nhiều vinh dự cho cha mẹ tôi, thì tôi sẽ không hiểu gì cả. Bởi vậy, tôi vẫn nơm nớp lo sợ.

Những sứ giả đem thơ đƣợc đặc biệt thu dụng trong dịp này để đem các thiệp mời đến các quan
khách. Mỗi ngƣời đều cƣỡi một con tuấn mã và cầm nơi tay một cái gậy ngắn có khe hở ở một đầu để xếp cái thiệp mời vào đó, ở ngoài bao có in những phù hiệu chánh thức của gia đình chúng tôi. Khi các sứ giả đã sẵn sàng lên đƣờng thì trong sân nhà chúng tôi diễn ra một cảnh tƣợng náo động khôn tả. Các gia nô kêu gọi nhau đến khan cả cổ họng, ngựa hí vang tai, những con chó ngao đen lớn sủa ầm lên nhƣ điên. Sau một chầu rƣợu bia cuối cùng, những chàng kỵ mã đặt mạnh những ly cốc xuống bàn, trong khi đó những cánh cửa cổng nặng nề đã mở ra với những tiếng động ầm ĩ và đoàn kỵ mã vừa phóng ngựa phi nƣớc đại vừa hét vang tai nghe thật rùng rợn.

Nếu họ mang những bức thơ tín viết tay thì đồng thời các sứ giả cũng chuyển đạt luôn một thông điệp truyền khẩu, mà nội dung có thể hoàn toàn khác hẳn. Hồi thời xƣa, những tay côn đồ, cƣờng đạo thƣờng phục kích các sứ giả đem thơ ở giữa đƣờng rồi ngụy trang và dùng những bức thông điệp đó để tấn công một ngôi nhà không phòng thủ hay một đoàn thƣơng buôn chẳng hạn. Từ đó, ngƣời ta thƣờng cố ý viết những thơ tín giả để gài bẫy và dụ bọn cƣớp đến những chỗ có phục binh và tiêu diệt chúng. Thủ tục cổ truyền về việc gởi đi một lƣợt hai thông điệp, một viết tay và một truyền khẩu, là một cái di sản của thời quá khứ. Dầu cho ở thời đại này, ngƣời ta cũng có khi gởi đi hai thông điệp song đôi nhƣ thế; trong trƣờng hợp đó thì chỉ có thông điệp truyền khẩu mới có giá trị. Trong nhà tôi thật là náo nhiệt tƣng bừng! Những vách và trần nhà đƣợc phết lên một lớp sơn mới, những sàn gỗ đƣợc đánh bóng trơn tru đến nỗi đi phải coi chừng kẻo trƣợt ngã. Những bàn thờ đƣợc lau chùi và sơn phết lại sạch bóng. Một số lớn những ngọn đèn mới thắp bằng bơ đƣợc đem ra sử dụng; có những ngọn đèn bằng vàng và những ngọn đèn khác bằng bạc, nhƣng cả thảy đều lau chùi bóng láng đến nỗi không thể phân biệt đƣợc nữa. Mẹ tôi và ngƣời quản gia không ngớt chạy tới chạy lui trong nhà, chỉ trích, sửa đổi chỗ này, dọn dẹp sắp đặt chỗ kia và ra lệnh cho những kẻ gia nô làm việc không hở tay. Cha mẹ tôi có trên năm chục ngƣời nô bộc giúp việc nhà và có một số khác đƣợc thâu dụng thêm trong việc tiếp tân. Không một ngƣời nào là nhàn rỗi và tất cả đều làm việc một cách hăng hái. Sân nhà cũng đƣợc quét dọn, lau chùi cho đến khi những tảng đá chiếu sáng ngời nhƣ mới vừa đem ở động đá về. Để làm cho sân nhà có vẻ lộng lẫy, những chỗ trống ở giữa các phiến đá cũng đƣợc tô thêm một lớp màu. Khi mọi việc đều xong xuôi, mẹ tôi tụ tập tất cả gia nhân và ra lệnh cho họ hãy mặc đồng phục tƣơm tất, chỉnh tề.

Trong nhà bếp, có sự hoạt động ráo riết ngày đêm để chuẩn bị đầy đủ các đồ cao lƣơng mỹ vị đãi khách. Xứ Tây Tạng là một cái tủ lạnh thiên nhiên, đồ vật thực một khi đã nấu nƣớng xong, có thể để dành rất lâu mà không hƣ hoại, vì thời tiết lạnh và khô ráo. Dẫu cho khi tiết trời nóng bức, bầu không khí khô ráo cũng giữ cho các thức ăn không hƣ. Nhờ đó, thịt có thể để dành suốt năm mà vẫn còn tƣơi và lúa mì có thể để dành suốt nhiều thế kỷ.

Vì ngƣời Phật tử giữ giới bất sát sinh, nên ngƣời ta chỉ ăn thịt những con thú vì rủi ro bị té chết trong khe núi, hoặc chết bởi các tai nạn khác.
Nhà bếp của gia đình tôi có trữ sẵn nhiều loại thịt này. Ở Tây Tạng cũng có những ngƣời làm nghề đồ tể, bán thịt nhƣng những gia đình Phật tử chính thống không giao tiếp với hạng ngƣời này, vì họ thuộc về một giai cấp hạ tiện, "Bất khả tiếp xúc".

Mẹ tôi quyết định tiếp tân theo một lối vừa khác thƣờng vừa linh đình trọng thể, và đãi khách một món đặc biệt là món mứt hoa rhododendron (cây đỗ quyên). Vài tuần lễ trƣớc, những kẻ gia nô nhà tôi đã cƣỡi ngựa đến tận triền núi Tuyết Sơn là nơi có những loại hoa đẹp nhất. Ở Tây Tạng, hoa đỗ quyên mọc rất lớn và có rất nhiều loại thuộc đủ các màu sắc và hƣơng thơm. Ngƣời ta chọn những hoa chƣa nở hẳn và đem về rửa sạch một cách rất cẩn thận. Thật vậy, nếu một cái hoa hơi nát một chút là làm cho mứt bị hỏng. Kế đó, mỗi hoa đƣợc để ngâm trong một cái bồn thủy tinh lớn chứa đầy nƣớc và mật ong, rồi đậy thật chặt để cho kín gió. Mỗi ngày và liên tiếp trong nhiều tuần, bồn hoa đƣợc đem phơi nắng và xoay trở từng kỳ hạn để cho tất cả các phần của hoa đều đƣợc hứng ánh nắng cần thiết. Hoa trong bồn nở lớn từ từ và thấm nhuần chất nƣớc pha mật ong. Có ngƣời thích đem phơi gió vài ngày trƣớc khi ăn để cho hoa đƣợc khô và hơi giòn, mà vẫn không mất hƣơng vị hay sắc tƣơi của nó. Họ cũng rắc đƣờng lên các cánh hoa để cho nó có vẻ đƣợm tuyết giống nhƣ thiên nhiên. Tất cả những phí tổn để làm món mứt hoa này làm cho cha tôi nhăn nhó, cằn nhằn. Ngƣời nói: "Với cái giá tiền để mua những hoa đẹp này, chúng ta có thể mua sáu con Yak mẹ cùng với một bầy Yak con." Mẹ tôi đáp với một giọng đầy nữ tính:

- "Ông đừng ngớ ngẩn. Cuộc tiếp tân của chúng ta nhất định phải thành công, và dầu sao chăng nữa, những phí tổn này là phần việc nội trợ của tôi".

Món vi cá nhập cảng từ Trung Hoa là một món mỹ vị khác, mà ngƣời ta dùng để nấu canh. Có ngƣời nói rằng món canh vi cá là món tuyệt đỉnh của nghệ thuật làm bếp.

Riêng tôi, tôi nhận thấy món ấy rất dở, và thật là một cực hình khi tôi bắt buộc phải ăn món vi cá. Cá mập đƣợc chở đến xứ Tây Tạng trong một trạng thái mà ngƣời ta không còn nhận ra nó đƣợc nữa! Ta có thể nói một cách ôn hòa là nó hơi « kém tƣơi », điều này có ngƣời lại cho rằng làm cho vi cá càng trở nên ngon hơn.

Món măng tre non, cũng nhập cảng từ Trung Hoa, là món ăn rất ngon: đó là món tôi thích nhất. Có nhiều cách để nấu măng, nhƣng tôi thích nhất là ăn sống với một chút muối. Tôi luôn luôn chọn những búp măng vàng và xanh để ăn riêng, và bởi đó nhiều khúc măng để trong bếp bị ngắt đứt đầu trƣớc khi đem lên soong chảo. Ngƣời đầu bếp có vẻ nghi ngờ tôi, nhƣng y không có bằng cớ. Thật đáng tiếc, vì chính y cũng thích ăn búp măng sống!

Ở Tây Tạng, nấu bếp là công việc của đàn ông; phụ nữ cũng làm bếp nhƣng họ rất vụng về và không chịu cải tiến. Đàn ông có sáng kiến hơn và chịu khó hơn, bởi đó họ nấu ăn rất thiện nghệ. Riêng về môn quét dọn và ngồi lê đôi mách, thì phụ nữ chiếm giải quán quân, và lẽ tất nhiên họ cũng rất giỏi về vài môn khác nữa. Nhƣng nhất định là không, nếu nói về việc làm món tsampa.
Món tsampa là món ăn căn bản của ngƣời Tây Tạng. Nhiều ngƣời Tây Tạng quanh năm chầy tháng chỉ sống bằng món tsampa và trà đến suốt đời. Món tsampa làm bằng lúa mạch nha sấy khô cho đến khi nó trở thành giòn và có một màu vàng sậm. Những hột lúa mạch nha khi đó mới đƣợc giã, và tán thành bột, bột này lại đƣợc nƣớng lên lần nữa và đặt trong một cái chén, rồi ngƣời ta đổ vô đó trà nóng trộn với bơ con Yak, một loại bò lông dài. Kế đó ngƣời ta trộn cho đều để cho nó đông đặc lại thành một thứ bánh và cho thêm muối, chất hàn theo và bơ con Yak tùy sở thích từng ngƣời. Thứ bánh đó gọi là tsampa, có thể cuốn tròn lại và cắt thành từng khoanh, rồi dọn ra để ăn. Món tsampa là món ăn thông thƣờng của hạng ngƣời bình dân, nó có đủ chất bổ béo để cho ngƣời dân Tây Tạng có thể sống dƣới mọi khí hậu và trong mọi hoàn cảnh.

Một nhóm gia nô làm món tsampa, một nhóm khác làm bơ theo một phƣơng pháp đặc biệt của dân bổn xứ. Những cái bao lớn bằng da trừu, bề mặt có lông trộn vào trong, bề trái lộn ngƣợc ra ngoài, đƣợc dùng làm đồ dụng cụ đánh sữa. Ngƣời ta đổ trong các bao da đó đầy sữa con Yak hay sữa dê. Để tránh khỏi bị hao hớt, phần trên các bao da đó đƣợc túm và xếp lại rồi may lại thật chắc. Kế đó, những bao da đựng sữa mới đƣợc nhồi thật mạnh cho đến khi sữa trở thành chất bơ. Để đánh sữa bằng phƣơng pháp này, ngƣời ta dùng một chỗ có nhô lên những tảng đá bề cao chừng ba mƣơi phân. Sau khi đã đổ đầy sữa vô bao, ngƣời ta mới buông những bao đó cho rơi xuống các mô đá, việc này gọi là "đánh sữa". Chừng mƣời kẻ gia nô làm công việc này trong nhiều giờ liên tiếp. Họ vừa hít một hơi thở vào vừa giơ các bao da lên cao, và buông các bao da cho rơi xuống những mô đá với một tiếng động êm dịu "zunk". Đôi khi một bao da đã quá cũ hoặc do bởi ngƣời đánh sữa quá vụng về, thình lình nổ bung ra. Tôi còn nhớ một gia nhân nhà tôi rất khỏe mạnh lực lƣỡng, y thƣờng hay khoe khoang sức vóc của mình. Y làm việc nhanh gấp đôi kẻ khác, và sự cố gắng làm gân cổ y nổi vồng lên. Một ngày nọ, có ngƣời nói với y: "Anh Timon, chắc anh già rồi, vì bây giờ anh làm việc không nhanh bằng khi trƣớc."

Hét lên một tiếng giận dữ, Timon bèn nắm lấy phía trên một bao da, giơ lên cao với hai cánh tay khỏe mạnh để buông cho nó rơi xuống. Nhƣng sức mạnh của y đã phản ngƣợc lại y: Y còn nắm cái miệng bao da thì phần dƣới đã lở xuống và rớt xuống những mô đá. Một cây cột bơ hãy còn hơi lỏng vọt ra và văng trúng ngay vào giữa mặt Timon, y "Lãnh đủ" tất cả vào miệng, vào mắt, vào mũi, vào tai, vào tóc. Năm chục đến sáu chục lít bơ chảy tuôn xuống dọc theo thân mình y và bao phủ y bằng một chất nhờn màu vàng.

Nghe tiếng động, mẹ tôi hối hả chạy vào. Đó là lần đầu tiên trong đời mà tôi thấy mẹ tôi đứng sững nhìn trong im lặng. Có lẽ mẹ tôi tức giận vì thấy những bấy nhiêu bơ bị hủy hoại chăng? Hay mẹ tôi đang lo ngại cho thằng ngốc đang bị ngẹt thở? Dù rằng thế nào, mẹ tôi bèn nắm lấy cái bao da rách bụng và đập một cái lên đầu y. Chàng Timon vô phƣớc bèn trƣợt ngã xuống đất nằm sóng sƣợt trên một cái ao... bơ!
Những gia nô vụng về nhƣ Timon có thể làm hủy hoại mất nhiều bơ. Chỉ hơi cẩu thả một chút trong khi buông tay cho cái bao rơi xuống là những sợi lông liền tách rời ra khỏi da và lẫn lộn với chất sữa. Lƣợm lấy hai hay hai chục sợi lông trong chất bơ đã làm xong, là một điều rất thông thƣờng, nhƣng nếu lại thấy có cả chùm lông trong đó thì ấy là một điều rất dở. Chất bơ bị hƣ hoại đƣợc cất riêng một nơi để dùng đốt đèn, hoặc để bố thí cho những kẻ ăn mày, họ sẽ nấu lại và lọc sạch bằng một miếng giẻ cũ để dùng ăn lần.

Những thơ trả lời cho thiệp mời của chúng tôi không bao lâu đã đến. Những ngƣời kỵ mã phóng nƣớc đại đến nơi, tay vung lên những cây gậy nhỏ có chẻ một đầu có đựng những thơ tín. Khi đó ngƣời quản gia mới bƣớc ra để nghinh đón sứ giả của các nhà quý tộc. Sau khi rút bức thông điệp từ trong gậy ra, ngƣời sứ giả cũng thốt lên một thông điệp truyền khẩu, thậm chí không kịp lấy lại hơi thở. Kế đó, y sụm xuống trên hai đầu gối và để rơi mình xuống đất trong một giàn cảnh rất khéo léo, dƣờng nhƣng để tỏ cho mọi ngƣời thấy y đã xả thân không quản công lao khó nhọc để làm tròn bổn phận và để đến nhà gia đình tôi kịp giờ!

Trong những dịp đó, những gia nô nhà tôi thƣờng vây chung quanh y và nói: "Tội nghiệp thằng nhỏ!" Y đến thật là mau! Thật là một kỳ công hãn hữu! Chắc hẳn là y chạy mau đến muốn đứng tim. Thật là cao quý thay, một tinh thần phục vụ hăng say nhƣ thế!"

Một ngày nọ tôi, đã ngứa miệng xen vào câu chuyện và nói: "Ấy không! Y không có chạy mau đến muốn đứng tim! Tôi vừa thấy y ngồi nghỉ mệt ở đầu làng gần đây. Chắc y nghỉ lấy sức để chạy một đoạn đƣờng cuối cùng!" Sự kín đáo bắt buộc tôi phải bỏ qua không nói đến cái cảnh tƣợng vụng về lúng túng tiếp theo đó.

Sau cùng, ngày đại nhật đã đến, cái ngày mà tôi vẫn e ngại biết bao, vì ngƣời ta quyết định cuộc đời tƣơng lai của tôi mà không cần hỏi ý kiến của tôi. Những tia nắng đầu tiên của mặt trời bình minh vừa ló dạng từ đằng sau các ngọn núi xa ở tận chân trời, thì một ngƣời gia nô bƣớc vào phòng tôi: "Cậu chƣa ngủ dậy ƣ, cậu Lâm Bá? Hay là cậu giả vờ ngủ? Đã bảy giờ rồi, và chúng tôi có nhiều việc phải làm. Thôi, cậu hãy thức dậy đi!" tôi bỏ mền ra và ngồi dậy. Ngày đó là ngày mà con đƣờng tƣơng lai sẽ rộng mở trƣớc mắt tôi.

Ở Tây Tạng, trẻ con đƣợc gọi bằng tên của nó do cha mẹ đặt cho khi còn sống trong gia đình. Nhƣng khi một đứa trẻ bƣớc vào tu viện, nó nhận đƣợc một tên khác, đó là pháp danh của nó. Đó là trƣờng hợp của tôi chăng? Phải đợi những giờ sắp tới đây mới biết đƣợc. Tôi đã lên bảy tuổi và muốn trở nên một ngƣời chèo đò để thả thuyền lênh đênh trên sông TsangPo,cách đó độ sáu chục cây số. Nhƣng hãy khoan, để còn xem lại. Tôi có thật sự muốn điều đó chăng? Dầu sao, những ngƣời chèo đò đều thuộc giai cấp dƣới, vì những đò của họ đều làm bằng da con Yak đóng trên những cái khuôn bằng gỗ. Tôi, một anh lái đò? Tôi, một ngƣời thuộc gia cấp hạ tiện? Không. Không phải vậy. Tôi muốn trở nên một nhà chuyên nghiệp về môn thả diều. Ừ, phải đấy, thả diều trên không trung, nhảy tự do nhƣ không khí, còn hơn là ngồi trong một chiếc đò căng bằng da thú, làm hạ nhân cách và trôi theo dòng nƣớc xoáy mạnh nguy hiểm. Một chuyên viên thả diều, đó là điều mà tôi muốn làm, và tôi sẽ chế tạo những con diều khổng lồ với những cái đầu tôi lớn và đôi mắt sáng rực nhƣ lửa. Nhƣng hôm nay, những giáo sĩ chiêm tinh sẽ có quyền quyết định. Có lẽ tôi đã chờ đợi quá lâu: Nay thì đã quá trễ để nhảy qua cửa sổ và chạy trốn. Cha tôi chắc sẽ cho ngƣời chạy theo bắt tôi trở lại. Dầu sao, tôi là con nhà thế gia vọng tộc và tôi phải tuân theo truyền thống. Biết đâu các nhà chiêm tinh chẳng tiên tri rằng tôi sinh ra đời để làm một chuyên viên thả diều? Tôi chỉ có thể đợi chờ và hy vọng.


Dr. T. Lobsang Rampa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét