Banner tet am lich

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Luật nhân quả (karma)


Mục đích cơ bản và chủ yếu
của chúng ta trong việc luyện
tập Phật giáo là tiến tới sự
giác ngộ hoàn toàn và có
được trạng thái thông suốt
của một Đ ức Phật. Phương
tiện truyền bá mà chúng ta
cần phải có là một thể xác
con người có một tâm hồn
lành mạnh.

Hầu hết chúng ta đều sống
một đời sống được gọi là
tương đối lành mạnh. Thật
ra , theo kinh Phật,đời sống
con người rất phi thường và
kỳ diệu. Nó là kết quả của sự
hợp nhất vĩ đại của nhiều đức
tính được tích luỹ trong chúng
ta qua vô số sinh mạng . Mỗi
con người đều dành nhiều nổ
lực cho việc đạt được trạng
thái này. Tại sao đời sống con
người lại có giá trị đến như
vậy? Bởi vì đời sống cho ta cơ
hội tốt nhất để hoàn thiện
tâm hồn: Việc tìm kiếm theo
đuổi niềm hạnh phúc của bản
thân. Đ ộng vật không có khả
năng theo đuổi những phẩm
chất đạo đức như con người.
Chúng là nạn nhân của sự
ngu dốt của chính bản thân
chúng. Vì vậy chúng ta nên
quý trọng đời sống quý giá
của loài người và đồng thời
phải làm tất cả những gì
chúng ta có thể để đảm bảo
được rằng chúng ta sẽ được
tái sinh làm con người ở kiếp
sau. Dù rằng chúng ta luôn
khao khát đạt được sự giác
ngộ hoàn toàn, chúng ta biết
rằng con đường dẫn tới Cõi
Phật(Buddhahood) là một
con đường rất dài mà nếu
chúng ta muốn vượt qua
được thì chúng ta phải có một
sự chuẩn bị đầy đủ.
Như chúng ta đã thấy, để
đảm bảo được rằng kiếp sau
được tái sinh làm loài người
với đầy đủ khả năng theo
đuổi việc rèn luyện tâm hồn
thì chúng ta phải đi theo một
đường lối đạo đức hợp với
luân thường đạo lý. Theo học
thuyết của Đ ức P hật, điều
này đòi hỏi chúng ta phải
tránh 10 hành vi phi đạo đức.
Những đau khỏâ do từng
hành vi này gây ra sẽ xuất
hiện ở nhiều mức độ khác
nhau. Để tự đưa ra cho bản
thân mình nhiều lý do mà
chúng ta nên tránh những
hành vi phi đạo đức đó,
chúng ta phải hiểu rõ những
nguyên tắc của luật nhân quả.
"Nhân quả" có nghĩa là "Hành
vi", ám chỉ một hành vi nào
đó mà chúng ta tham gia
vàovà những tác động ảnh
hưởng của hành vi đó. Khi
chúng ta nói về hành vi giết
người, chính hành vi đó sẽ
cướp đi sinh mạng của một
người. Những điều liên quan
đền hành vi này là những đau
khổ mà nó gây ra cho nạn
nhân cũng như những người
yêu thương dựa dẫm vào nạn
nhân đó. Nhân quả của hành
vi này cũng bao gồm cảnhững
ảnh hưởng tác động lên kẻ
giết người. Không phải chỉ vậy
thôi đâu! Thật ra, mầm mống
của một hành vi phi đạo đức
sẽ gia tăng phát triển theo
thời gian, vì vậy nên sự thiếu
lòng thương hại nơi kẻ sát
nhân tàn nhẩn đó được bắt
nguồn từ những quãng đời
trong quá khứ của hắn, khiến
hắn xem nhẹ mạng sống của
mọi người như mạng sống
của loài vật và côn trùng.
Một tên sát nhân không chắc
là sẽ được tái sinh làm loài
người ở kiếp sau. Chính hoàn
cảnh dẫn đến việc giết người
sẽ quyết định mức độ khốc
liệt của những hậu quả mà kẻ
giết người sẽ gánh chịu. Một
tên sát nhân man rơ,ï khoái
trá khi phạm tội ác, có lẽ sẽ
được tái sinh trong một thế
giới tồn tại mà ta gọi là "Địa
ngục". Một trường hợp kém
khốc liệt hơn- ví dụ, một kẻ
giết người vì tự vệ- có thể sẽ
được tái sinh nơi một "Địa
ngục" chịu ít đau đớn hơn.
Những hành vi phi đạo đức
gây ra những hậu qủa không
nghiêm trọng lắm có thể làm
cho một người bị tái sinh làm
con vật- không có khả năng
rèn luyện tâm hồn.
Khi người ta được tái sinh làm
con người, những hậu quả
của những hành vi phi đạo
đức trong kiếp trước sẽ quyết
định hoàn cảnh của người đó
ở kiếp tái sinh mới theo nhiều
cách. Giết chóc trong kiếp
trước thì kiếp này phải chịu
cuộc đời có tuổi thọ ngắn
ngủi hoặc mang nhiều bệnh
tật; giết chóc cũng tạo ra
khuynh hướng sẽ tiếp tục giết
chóc ở kiếp sau. Tương tự,
trộm cắp ở kiếp trước thì kiếp
này bị nghèo khổ hoặc bị
trộm cắp; trộm cắp ở kiếp
trước cũng có khuynh hướng
tiếp tục trộm cắp ở kiếp này.
Tội lăng loàn ngoại tình sẽ
dẫn đến hậu quả là kiếp sau
phải chịu sự phản bội. Đ ây là
một số hậu quả của 3 hành vi
phi đạo đức mà chúng ta phải
gánh chịu.
Trong bốn hành vi phi đạo
đức về lời nói thì nói dối dẫn
đến một cuộc đời mà mọi
người sẽ đặt điều xấu cho
mình . Nói dối cũng có
khuynh hướng là sẽ tiếp tục
nói dối ở kiếp sau, bị mọi
người lừa dối hoặc mọi người
sẽ không tin bạn kể cả khi
bạn nói thật. Hậu quả phải
gánh chịu ở kiếp sau vì những
lời nói gây bất hòa chia rẽ,
bao gồm sự cô đơn và khuynh
hướng sẽ tiếp tục gây hại cho
người khác. Những lòi nói thô
tục lỗ mãng thì sẽ bị mọi
người phỉ báng coi khinh hoặc
sẽ làm một người có tính tình
hung dữ ở kiếp sau. Thói ngồi
lê đôi mách sẽ không được
mọi người lắng nghe và sẽ nói
nhảm không ngừng ở kiếp
sau.
Cuối cùng,hậu quả của ba
hành vi phi đạo đức về tâm
hồn là gì? Đ ời sống hiện tại
chúng ta là kết quả của
những hành vi của chúng ta ở
kiếp trước. Hoàn cảnh tương
lai của chúng ta, những thân
phận mà chúng ta được tái
sinh, những cơ hội mà ta sẽ
có được hoặc không thể có
được để cải thiện tâm hồn
mình đều tuỳ thuộc vào
những hành vi của chúng ta ở
kiếp này, những hành vi trong
hiện tại của chúng ta.
Mặc dù hoàn cảnh hiện tại
của chúng ta được quyết định
bởi những hành vi, thái độ
của chúng ta trong kiếp trước,
chúng ta vẫn phải chịu trách
nhiệm về những hành vi phi
đạo đức của chúng ta trong
hiện tại. Chúng ta có khả
năng và trách nhiệm điều
khiển những hành vi của mình
theo xu hướng đạo đức.
Khi chúng ta cân nhắc một
hành vi nào đó, xem xét có
hợp với đạo đức hay không,
chúng ta nên cân nhắc những
động cơ thúc đẩy của hành vi
đó. Một người nào đó quyết
định là sẽ không trộm cắp chỉ
vì anh ta sợ rằng trộm cắp sẽ
bị bắt và bị trừng phạt bởi
pháp luật, vậy thì quyết định
không trộm cắp của anh ta
không được xem là hành vi
đạo đức, bởi vì trong trường
hợp này những suy nghĩ đạo
đức không tác động lên quyêt
định của anh ta.
Một ví dụ khác, một người
quyết định không trộm cắp
với đ?ng cơ là do anh ta sợ dư
luận:
"Nếu mình trộm cắp thì bạn
bè và hàng xóm sẽ nghĩ sao
về mình?Chắc là mọi người sẽ
khinh bỉ mình lắm! Mình sẽ bị
mọi người ruồng bỏ". Mặc dù
quyết định đó được xem là
một quyết định tích cực, nó
vẫn không được xem là một
hành vi đạo đức.
Bây giờ, một người cũng đi
đến quyết định là sẽ không
trộm cắp bởi vì anh ta suy
nghĩ
rằng : "Nếu mình trộm cắp thì
có nghĩa là mình tham gia vào
một hành vi trái với đạo
trời ,trái với đạo làm người!"
Hoặc là: "Trộm cắp là một
hành vi phi đạo đức, nó làm
cho người khác chịu tổn thất
và đau khổ!". Với những động
cơ suy nghĩ như vậy, quyết
định của anh ta trong trường
hợp này được xem là một
hành vi đạo đức , hợp luân
thường đạo lý. Theo học
thuyết của Đ ức Phật, nếu sự
cân nhắc của bạn dựa trên cơ
sở của sự tránh né những
hành vi phi đạo đức thì bạn
sẽ không thể vượt qua được
những đau khổ buồn phiền,
và quyết định đó không được
xem là một hành vi đạo đức;
nếu quyết định của bạn dựa
trên cơ sở hạn chế những
hành vi phi đạo đức thì quyết
định đó được xem là một
hành vi đạo đức.
Nếu bạn thấu đáo mọi khía
cạnh chi tiết của luật nhân
quả thì bạn được xem như
một người có được một tâm
hồn toàn thức thông suốt
( giác ngộ). Sự hiểu biết tầm
thường của chúng ta không
thể nắm bắt được đầy đủ
hoàn toàn luật nhân quả. Để
nắm bắt được mọi lời truyền
dạy của Đức Phật, chúng ta
cần phải có được một mức độ
tin tưởng nhất định vào
những lời truyền giáo của
người! Khi người nói giết chóc
thì phải chịu sự đoản mệnh,
trộm cắp thì phải chịu nghèo
túng, thật sự không có cách
nào để chứng minh được
những lời người nói là đúng.
Tuy nhiên, những điều đó
phải được chúng ta tin tưởng
tuyệt đối. Chúng ta phải có
được một niềm tin mạnh mẽ
nơi Đức Phật và học thuyết
của người. Chúng ta phải tiếp
thu những lời truyền giáo của
người một cách nghiêm túc
với những lập luận chắc chắn.
Bằng cách nghiên cứu những
đề tài của Dharma được sáng
lập bởi những suy luận hợp
lý- những lời truyền dạy của
Đức Phật về tính tạm thời và
trống rỗng của cuộc đời,
chúng ta sẽ khám phá về
những điều này ở chương 13-
và nhận ra rằng chúng thật
sự đúng đắn thì niềm tin của
chúng ta có được nơi những
lời truyền dạy mơ hồ đó-ví dụ,
luật nhân quả sẽ tự nhiên
tăng lên . Khi chúng ta muốn
tìm kiếm một lời khuyên,
chúng ta tìm gặp một người
nào đo ùxứng đáng cho ta lời
khuyên. Lời khuyên của người
đó càng rõ ràng hợp lý thì
chúng ta càng trân trọng, tin
tưởng vào lời khuyên đó.
Niềm tin của bạn vào những
lời khuyên của Đức Phật cũng
sẽ tăng lên theo xu hướng
như vậy.
Tôi tin rằng chúng ta cần phải
có một ít sự từng trải và một
ít hứng thú để có được một
niềm tin sâu sắc thành khẩn
trong lòng. Dường như có 2
hình thức của sự từng trải
khác nhau. Có ngươiø rất
sùng đạo, họ có những kinh
nghiệm mà chúng ta khó có
thể có được. Và có những
kinh nghiệm mà chúng ta đạt
được qua sự luyện tập hàng
ngày. Chúng ta có thể phát
triển những ý thức về sự ngắn
ngủi tạm thời của cuộc đời.
Chúng ta có thể nhận thấy
được sự tàn phá của những
cảm xúc đau khổ . Chúng ta
có thể có được lòng từ bi
quảng đại hơn hoặc lòng kiên
nhẫn mạnh mẽ hơn khi chúng
ta phải xếp hàng chờ đợi.
Những kinh nghiệm như vậy
tạo cho chúng ta một cảm
giác hài lòng và thỏa mãn , và
lòng tin của chúng ta vào
những lời truyền dạy mà
chúng ta đã được nghe cũng
tăng lên. Lòng tin của chúng
ta vào những bậc thầy của
mình người truyền cho chúng
ta những kinh nghiệm này ,
cũng tăng lên. Lòng tin vào
học thuyết mà vị thầy của
chúng ta đang theo đuổi và
chỉ dạy cũng tăng lên. Từ
những kinh nghiệmthực tế,
chúng ta có thể tiên đoán
được rằng việc luyện tập của
chúng ta sẽ được đỉnh cao,
giống như những người đã
được lưu danh đời đời trong
quá khứ.
Những niềm tin hợp lý như
vậy có được nhờ sự luyện tập
tâm hồn , giúp chúng ta cũng
cố sự tin cậy vào những lời
giãng của Đức Phật về luật
nhân quả. Hơn nữa, những
niềm tin này giúp chúng ta
quyết tâm từ bỏ những hành
vi phi đạo đức gây đau khổ
cho chúng ta. Niềm tin này
giúp chúng ta cố gắng thiền
định và nhận ra là chúng ta
đã có lòng tin và biết được
lòng tin đó xuất phát từ đâu.
Sự phản xạ này được xem là
một phần trong quá trình
thiền định của chúng ta. Nó
cũng cố sự tin cậy của chúng
ta vào 3 nơi nương tựa: Đức
Phật, Dharma và Shangha-
giúp chúng ta có thêm dũng
khí để tiếp bước.
Tác giả Dalai Lama
- Lê Tuyên biên dịch
- Lê Gia hiệu đính
- Dịch từ nguyên tác tiếng
Anh: AN OPEN HEART
PRACTICING

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét