LY. PHAN XUÂN QUYÊN
(Từ: Tập san Diện chẩn – Số 3 – 2007)
I. PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG ĐAU VÙNG DẠ DÀY
A. VIÊM DẠ DÀY CẤP
Triệu chứng: Lợm giọng buồn nôn, tức đau vùng Thượng vị. mửa ra thức ăn có cả mật, có vị chua hoặc đắng.
B. VIÊM DẠ DÀY MÃN
Triệu chứng: Giống viêm dạ dày cấp, chỉ khác đau sau khi ăn.
C. VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Triệu chứng: táo bón, vùng thượng vị, đau lâm râm đến đau dữ dội.
Khi đói thì đau. Đau cả về ban đêm. ăn rồi hoặc mửa xong thì hết đau. Đau theo chu kỳ hàng năm về mùa lạnh. Thời gian đau kéo dài. ấn vào chỗ đau thấy dễ chịu.
II. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ SINH BỆNH
A. THEO ĐÔNG Y
Do tỳ vị hư hàn, vị nhiệt khí uất, can vị khí trệ, thức ăn tích trệ, đàm trệ, huyết ứ ngưng trệ...
Tất cả các nguyên nhân trên đều làm rối loạn vận hoá và thăng giáng của vị khí gây nên bệnh đau dạ dày.
Thực tế trên lâm sàng thường gặp 2 thể:
1. THỂ CAN KHÍ PHẠM VỊ
Triệu chứng: Lo lắng, tức giận bất thường, khí uất làm thương tổn đến gan, Can khí hoành nghịch xúc phạm đến vị, vị bị trở ngại sinh đau dạ dày, có biểu hiện bụng trên đầy chướng, đau xuyên lên sườn, kèm ợ hơi hoặc ợ chua.
2. THỂ TỲ VỊ HƯ HÀN
Triệu chứng: Vùng bụng trên đau lâm râm, nôn ra nước trong, thích uống nước nóng, sợ uống nước lạnh, ấn vào đau giảm, người mệt mỏi không có sức, mạch hư.
B. THEO DIỆN CHẨN -ĐKLP
Thường có nguyên nhân chủ yếu do suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc thường xuyên hoặc tức giận thái quá hay ăn uống bất thường (quá no, quá đói) ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống trà, cà phê quá đậm đặc lúc bụng đói, hay uống nhiều rượu mạnh, hút thuốc lá, ngoài ra còn thói quen uống nhiều nước đá lạnh lúc đói, ăn xong đi làm nặng ngay hoặc phải tập trung suy nghĩ nhiều trong khi ăn.
Tất cả những yếu tố kể trên dẫn đến bệnh đau dạ dày.
III. CHẨN ĐOÁN
· Dựa vào kết quả của Y học hiện đại như:
Siêu âm, chụp Xquang, Nội soi.
· Dựa vào các triệu chứng của Đông y:
1. DO HÀN THỐNG.
Vùng bụng đau quặn, đau đột ngột, đau không gián đoạn, bụng rắn, đầy đau căng, gặp lạnh đau tăng, gặp nóng giảm đau.
2. DO NHIỆT THỐNG.
Đau bụng cấp bách, nơi đau nóng rát, bụng chướng, lúc đau nặng, lúc đau nhẹ, táo bón, gặp mát thì giảm đau, điểm đau khu trú ở vùng rốn.
3. DO TÍCH TRỆ
Bụng chướng đau lúc nặng lúc nhẹ, nơi đau không cố định, bực bội, ợ hơi, nếu trung tiện được thì bụng chướng giảm đau.
4. DO Ứ HUYẾT
Bụng nhói đau không lúc nào ngừng, nơi đau không di chuyển, cơn đau kịch liệt, về đêm đau tăng.
5. DO THƯƠNG THỰC (do ăn)
Bụng chướng đầy hơi liên tục, ợ được hơi thì dễ chịu, khi đau bụng thì mót đại tiện, đại tiện được thì đỡ đau.
6. ĐAU THUỘC THỰC
Bụng đau cấp bách kịch liệt, nơi đau hiểu hình, xu thế bệnh không giảm, ăn vào đau tăng.
7. ĐAU THUỘC HƯ
Đau dằng dai, ưa xoa bóp, lúc dịu lúc đau tăng, nơi đau vô hình, bụng đói đau tăng.
· Theo phương pháp DIỆN CHẨN
Vành môi trên nám đen như có râu.
Tàn nhang nổi trên vùng huyệt : 39- 120- 121- 37.
Vết sẹo rõ hoặc mờ ở vùng huyệt : 423‑ .
IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Đối với phương pháp Diện chẩn ấn huyệt để cơ chế tự điều chỉnh, nên chỉ cần một phác đồ chữa chung.
19- 14- 50- 423- 61- 3- 360 - 39- 63- 127- 37- 0 - 16- 124- 34- 113- 290- 45.
Lăn ấn, day hơ ngải cứu dạ dày phản chiếu nơi bàn tay, bàn chân, loa tai. Đặc biệt dạ dày phản chiếu nơi bàn chân và loa tai điều hoà tỳ vị.
Để cắt cơn đau nhanh gia thêm huyệt 630 bên trong cánh mũi bên trái đối với huyệt 64).
TÁC DỤNG
19- 14 :Làm dãn cơ, chống co thắt giảm đau.
50- 423 :Sinh nước mật, tăng cường chức năng tiêu hoá, điều hoà vị khí, tiêu hơi thông khí vùng thượng vị.
61- 3- 39- 63 - 630 :Ổn định vị, cắt cơn đau, chống xót xa trong dạ dày, hàn gắn các vết viêm loét.
127- 37 :Làm ấm bụng giúp tiêu hoá tốt.
16 - 0 :Làm giảm tiết dịch chất chua.
113- 45- 290 : Làm ấm thậnđể sưởi ấm nguồn thức ăn trong vị giúp Tuỵ tạng sản sinh Nội tiết tố Isurin để chuyển đường vào gan
o/o
==============================================
TẠNG TỲ VÀ BỆNH THUỘC TẠNG TỲ
(Từ: Tạp san Diện chẩn – số 5-2008)
THEO ĐÔNG Y
Tạng Tỳ gồm: Lá lách và Tỵ tạng.
THEO DIỆN CHẨN:
Huyệt của Lá lách gồm:
37- 40- 481- 124‑.
37- 40- 481- 124‑.
Huyệt của Tuỵ tạng gồm:
7- 63- 113- 17- 38.
7- 63- 113- 17- 38.
Tỳ biểu lý với phủ Dạ dày, gồm các huyệt:: 39- 120- 121- 7- 64.
Tỳ ứng với ngũ hành: Thổ
Tỳ khai khiếu ở : Môi, miệng,
Biểu hiện màu sắc: Màu vàng.
Thích ứng với : Vị ngọt.
Ứng với mùa: Trưởng hạ.
Tính của Tỳ: Lo.
Dịch của Tỳ là: Nước dãi.
Vị trí ứng với Tỳ: Bụng.
- Tỳ chủ về : - Cơ nhục.
- Tứ chi (chân, tay).
- Vận hoá thuỷ cốc (chuyển hoá đồ ăn thức uống thành đường).
- Sinh huyết, Thống lãnh huyết.
- Vận hoá Thuỷ dịch.
- Tàng ý chủ về tư lự.
I. TỲ CHỦ VỀ VẬN HOÁ
- Vận hoá chất tinh vi của Thuỷ cốc
- Vận hoá Thuỷ dịch.
1. VẬN HOÁ CHẤT TINH VI CỦA THUỶ CỐC
Tỳ có tác dụng tiêu hoá các đồ ăn uống sau khi được bộ nghiền đưa xuống Dạ dày, hấp thu chất tinh vi Thuỷ cốc và có tác dụng vận chuyển, phân bố các chất này. Về sự tiêu hoá đồ ăn uống chủ yếu tiến hành ở vị và Tiểu trường và có sự tham gia của Tỳ khí, Tỳ hấp thu chất tinh vi của Thuỷ cốc. Sự vận chuyển Thuỷ cốc của Tỳ theo một quá trình sau: Đồ ăn thức uống sau khi vào dạ dày, qua sự nấu nhừ của Vị rồi thành chất tinh vi là phải thông qua Tỳ rồi do đường kinh Túc Thái âm Tỳ chuyển khí đó đi vào 3 kinh dương, như thế nói lên chất tinh vi Thuỷ cốc có thông qua sự vận hoá của Tỳ mới được hấp thu và phân bố toàn thân.
Vận hoá của Tỳ bình thường gọi là: Tỳ khí kiện vận thì cơ thể mới tiến hành tiêu hoá đồ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng được hấp thu và sử dụng đầy đủ, thì các tạng phủ, tổ chức của toàn thân được nuôi dưỡng đầy đủ, để duy trì sự phát triển đầy đủ của con người.
Chất tinh vi Thuỷ cốc dồi dào thì mới hoá sinh ra các chất thiết yếu. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của Tỳ vị đối với toàn bộ sự hoạt động của con người cho nên gọi Tỳ là gốc của Hậu thiên của khí huyết.
Công năng vận hoá của Tỳ, khi giảm sút gọi là Tỳ mất kiện vận, thì toàn bộ quá trình vận hoá, hấp thu, đồ ăn, vận chuyển chất tinh vi Thuỷ cốc bị giảm sút nên thường thấy các chứng, ăn không ngon miệng, kém ăn, bụng chướng, đại tiện lỏng.
Nếu Tỳ hư lâu ngày dẫn đến khí huyết bất túc (khí huyết không đủ) xuất hiện các bệnh mỏi mệt, yếu sức, mặt trắng hoặc vàng, người gầy....
2. TỲ VẬN HOÁ THUỶ DỊCH
Tỳ điều tiết nước trong cơ thể, có tác dụng hấp thu vận chuyển, phân bố Thuỷ dịch.
Tỳ trong lúc vận hoá chất tinh vi Thuỷ cốc, đồng thời hấp thu Thuỷ dịch ở trong đó, rồi thông qua tác dụng Thăng thanh (chất trong) của Tỳ khí, Thuỷ dịch đi lên về Phế, rồi qua tác dụng của Phế phân tán đến các tạng phủ, tổ chức toàn thân, do đó sự tham gia của tỳ xúc tiến nước và điều tiết nước, chuyển hoá nước trong cơ thể, mà ngăn chặn được các tệ hại, tích nước trong cơ thể.
Nếu Tỳ mất kiện vận và rối loạn công năng vận hoá nước thì dễ sinh ra ứ đọng nước trong cơ thể mà hình thành các bệnh: Đàm ẩm, Tiểu tiện không lợi, Thuỷ thũng (phù do nước) ỉa lỏng, phụ nữ sinh ra bệnh Bạch đới ( Khí hư). Phần lớn các chứng thấp, thuỷ mãn đều thuộc về Tỳ. Khi chữa các chứng này phải bổ Tỳ.
Công năng vận hoá Thuỷ dịch của Tỳ giảm sút thì cũng là nguồn gốc của các chứng Tỳ hư sinh Thấp, Tỳ hư sinh đờm, Đờm hiện hình do Tỳ hư sinh ra....
II. TỲ CHỦ SINH HUYẾT, THỐNG HUYẾT
1. TỲ SINH HUYẾT
Tỳ có công năng hoá sinh ra huyết, mà cơ sở là chất tinh vi Thuỷ cốc. Công năng hoá sinh huyết của Tỳ có mối liên quan mật thiết với công năng vận hoá chất tinh vi Thuỷ cốc được hoá sinh ra huyết thông qua chức năng của Tỳ được đưa lên Phế và phế mạch, với sự vận động hô hấp kết hợp với khí trong trẻo hít vào thông qua tác dụng khí hoá của Tâm Phế hoá thành huyết rồi đi vào trong mạch cho nên gọi Tỳ chủ sinh huyết.
Nếu Tỳ mất kiện vận huyết dịch thiếu thường xuất hiện các chứng váng đầu, hoa mắt, mỏi mắt, lưỡi, móng tay, móng chân nhợt nhạt....
2. TỲ THỐNG HUYẾT (CAI QUẢN, QUẢN LÝ HUYẾT)
Tỳ có tác dụng quản lý huyết làm cho huyết dịch phải đi trong mạch, không đi ra ngoài mạch.
Tỳ thống lãnh huyết chủ yếu là do tác dụng nắm quyền của Tỳ khí vì thế khí là thống soái của huyết, khí vượng thì huyết mới có thể vận hành được trong mạch, không đi ra ngoài mạch mà sinh ra xuất huyết.
Nếu Tỳ hư Tỳ không kiện vận, khí huyết hư, mà khí hư không quản lý được huyết gây ra các bệnh xuất huyết về vấn đề này thường gọi là Tỳ không thống huyết. Dẫn đến các chứng xuất huyết dưới da, đái ra máu, đại tiện ra máu, sinh ra băng kinh, rong huyết, băng lậu....
III. TỲ TÀNG Ý CHỦ VỀ TƯ LỰ
Ý là chủ về hoạt động tinh thần, chủ yếu là hồi tưởng các sự việc đã qua, ghi nhớ dưới sự chủ trì của Tâm thần. Ý là tư lự có liên quan mật thiết với sinh lý, bệnh lý của Tỳ.
Tỳ tàng ý chủ về tư lự, hoạt động bình thường, là nhờ vào Tỳ khí vượng và dinh khí đầy đủ.
Nếu Tỳ khí trệ người buồn rầu, có ảnh hưởng tới hoạt động của ý mà xuất hiện các chứng hay quên, ngực bụng khó chịu và tay chân không có sức.
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA TẠNG TỲ
1. TỲ KHÍ CHỦ THĂNG
Tỳ khí chủ thăng, chủ trị thăng thanh của Tỳ (là các chất bốc lên) đó là đặc điểm cơ bản của Tỳ khí. Tỳ khí chủ thăng là công năng của tỳ là kiện vượng (mạnh và chắc), thanh của Tỳ là chỉ chất tinh của Thuỷ cốc và Tân dịch được đưa lên rồi thông qua tác dụng của Tâm- phế mà hoá sinh ra khí huyết để đi nuôi cơ thể.
Nếu Tỳ khí hư thì thăng thanh bất cập và Tỳ khí hạ hãm (do khí của Tỳ không bốc lên) sinh ra các chứng chóng mặt, bụng chướng, ỉa chảy, Đới hạ (khí hư), sa dạ con, sa trực tràng, sa tử cung do Tỳ hạ hãm khí xuống. Vì vậy Tỳ khí phải thăng mới mạnh, thường dùng Bộ thăng khí trong Diện chẩn,
Đông y thường dùng bài bổ trung ích khí để làm mất khí hạ xuống. Tất cả những người ăn kém, chướng bụng đều dùng bài Bổ trung ích khí đều có hiệu quả, thực tế dùng cho bệnh nhân áp huyết cao cũng không sao.
2. TỲ THÍCH TÁO, GHÉT THẤP
(Táo là khô- Thấp là ẩm ướt)
Tỳ ghét thấp là chỉ về Ngoại thấp và Nội thấp.
NGOẠI THẤP
Thấp là ở bên ngoài vào như khí hậu ẩm ướt hoặc là dầm mưa, đội nước, ẩm thấp ngấm vào người.
NỘI THẤP
Là trạng thái do Tỳ hư làm thuỷ thấp và đờm chọc đọng lại, Thấp là Âm tà.
Nếu âm thắng trội thì sinh bệnh cho nên dễ làm nguy khốn phần Tỳ dương (chính Tỳ dương vận hoá các chất trong cơ thể) làm cho Tỳ mất quyền vận hoá mà hình thành các chứng bệnh, ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng, thuỷ thũng cho nên nói Tỳ ghét ẩm thấp.
TỲ THÍCH TÁO
Khi trục được thấp ( ẩm) là táo (khô ráo ) không có thấp làm nguy khốn thì khí mạnh, vận hoá khoẻ cho nên nói Tỳ thích táo.
Bệnh của Tỳ phần nhiều là do Thấp cho nên Đông y thường dùng các vị thuốc ấm táo, thì có tác dụng trừ được thấp tà, phục hồi được Tỳ khí, và làm thông được dương khí như vị Thương truật là trừ được thấp ở Tỳ.
V. KINH TÚC THÁI ÂM TỲ
1. ĐƯỜNG TUẦN HÀNH CỦA KINH
Là kinh nhiều khí ít huyết, khởi đầu từ ngón chân cái lên bờ trước mắt cá trong, đi thẳng lên bắp chuối dọc theo phía sau xương chầy, xuyên qua trước mặt, kinh Túc quyết âm can đi lên phía trước bên trong đùi thẳng vào bụng liên lạc với vị phủ (dạ dày) đi qua cơ hoành rồi lên ngực đi vào cổ họng lên cuống lưỡi. Một nhánh khác đi từ dạ dày lên cơ hoành chạy vào Tâm để tiếp với kinh phủ Thiếu Âm Tâm.
2. BỆNH LÝ
Kinh này bị ngoại cảm xâm nhập vào sẽ thấy cuống họng cứng đờ, ăn vào nôn ra, bụng chướng, ợ hơi luôn, hoặc đau vị quản. Nếu Đại tiện hoặc Trung tiện được thì nhẹ, ngoài ra còn chứng mình mẩy đau nhức nặng nề.
Bệnh tự do bản kinh phát ra thường có triệu chứng cuống lưỡi đau nhức, mình mẩy đau khó chăn trở, ăn uống không vào, trong lòng phiền muộn đau ran dưới ngực, đại tiện lỏng, loãng hoặc kiết lỵ, nước ứ đọng bên trong không bài tiết được, toàn thân vàng, đầu gối xưng đau, đi đứng khó, ngón chân cái không cử động được.
3. HUYỆT VỊ NẰM TRÊN ĐƯỜNG KINH
(không có hình !)
|
1. ẩn bạch
2. Đại đô
3. Thái bạch
4. Công tôn
5. Thương khâu
6. Tam âm giao
7. Lậu cốc
8. Địa cơ
9. Âm lăng tuyền
10. Huyết hải
11. Cơ môn
12. Xung môn
13. Phủ xá
14. Phúc kết
15. Đại hoành
16. Phúc ai
17. Thực đậu
18. Thiên khê
19. Hung hương
20. Chu vinh
21. Đại bao
|
VI. BIỂU HIỆN BỆNH LÝ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
1. TỲ HƯ YẾU
Cơ bắp teo nhão, chướng bụng không muốn ăn, chậm tiêu, chân tay mềm yếu, sa dạ con, sa trực tràng.
Phác đồ: 37- 40- 124- 60- 8- 269- 127- 41- 39- 19- 143- 189- 126.
2. TỲ HƯ HÀN
Hay đau bụng ỉa chảy
Phác đồ: 19- 41- 63- 7- 37- 36- 39- 127- 22- 60- 269.
3. TỲ THỰC
Bụng đầy, chướng hơi, ợ chua.
Phác đồ: 41- 7- 63- 39- 37- 127- 189- 104- 235- 8- 106- 222.
4. TỲ NHIỆT
Môi đỏ hay sinh mụn nhọt.
Phác đồ: 12- 60- 37- 40- 124- 26- 143- 51- 16- 61- 38.
5. ĂN KÉM DO TỲ
Phác đồ: 41- 19- 7- 63- 39- 17- 113- 37- 1- 290- 22- 127.
6. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ ĐI PHÂN SỐNG
Phác đồ: 127- 19- 143- 1- 103- 41- 50- 37- 124.
7. ĂN VÀO CHẬM TIÊU, CHƯỚNG BỤNG, ĐẦY HƠI, Ợ HƠI.
Phác đồ: 189- 63- 7- 6- 61- 104- 15- 127.
Nếu có ợ hơi gia huyệt: 59- 126.
Kết hợp hơ ngải cứu lòng bàn tay, bàn chân nơi phản chiếu dạ dày.
8. BỤNG TO, MẶT PHÙ THŨNG, DA BỤNG DÀY CHẮC
Người to béo vẻ mệt nhọc, hôm ăn ngon miệng, hôm chán ăn, ấn day hơ ngải cứu các huỵệt :
A. 19- 3- 7- 34- 15- 39- 10- 103- 1- 290.
B. 19- 64- 39- 63- 222- 236- 22- 127- 235- 87- 85.
9. ĐAU BỤNG DO VIÊM LOÉT DẠ DÀY, THỪA CHẤT CHUA, NÔN MỬA.
Phác đồ A. 50- 19- 37- 38- 1- 61- 113- 121- 34- 60- 54.
Phác đồ B: 19- 64- 74- 39- 120- 121- 60- 34- 124- 61.
10. SINH ĐỜM DO TỲ
Ấn day hơ ngải cứu, dán cao
Phác đồ: 28- 37- 3- 132- 267- 491- 26- 275- 14.
11. TRỊ ĐAU NHỨC DO TỲ
Đau nhức khó trăn trở, đau ran dưới ngực, phiền muộn.
Phác đồ: 41- 37- 38- 16- 61- 87- 60- 39- 43- 45- 300- 0.
12. TỲ SINH ĐỜM GÂY TỨC NGỰC KHÓ THỞ
Ấn day theo phác đồ: 73- 162- 62- 189- 28- 34- 3- 61- 269 - 57.
13. TỲ MẤT CHỨC NĂNG KIỆN VẬN
Gây chướng bụng, đầy hơi.
Phác đồ: 19- 3- 28- 38- 61- 104 – 26.
14. TRĂN TRỞ, BUỒN CHÂN, TAY KHÔNG NGỦ ĐƯỢC DO TỲ.
Ấn, day, hơ ngải cứu, dán cao theo phác đồ sau
124- 34- 217- 267- 51- 127- 14- 156.
Kết hợp lăn nhiều lần 2 bên thăn lưng, sẽ được ngủ yên.
15. TỲ MẤT CÔNG NĂNG KIỆN VẬN VÀ CÔNG NĂNG VẬN HOÁ NƯỚC.
Sinh ra Bạch đới khí hư (huyết trắng) Day ấn hơ ngải cứu .
Phác đồ: 22- 127- 63- 53- 287- 3- 1- 37- 26.
16. ĂN KÉM DẪN ĐẾN SUY NHƯỢC CƠ THỂ, NGƯỜI GẦY MẤT NGỦ.
Phác đồ: 127- 63- 7- 113- 17- 50- 19- 39- 37- 1- 290- 22- 103- 106- 34- 124.
17. VIÊM LOÉT DẠ DÀY, THỪA CHẤT CHUA, BỤNG CỒN CÀO...
Phác đồ cắt cơn cồn cào: 19- 37- 39- 61- 121- 113- 34- 1- 50- 54.
18. ĐAU DẠ DÀY MỚI HOẶC ĐÃ LÂU, DÙNG NHIỀU LOẠI THUỐC KHÔNG KHỎI
Phác đồ: 19- 63- 61- 37- 39- 222- 3- 45- 16- 50- 14- 127- 0.
Ngày ấn 3 lần sáng, trưa, tối, cơn đau giảm dần rồi bệnh khỏi.
19. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ, ĐI CẦU PHÂN SỐNG
Phác đồ: 127- 19- 143- 1- 103- 50- 37.
Ấn day, hơ ngải, dán cao Salonpas lưu cao trên huyệt 3h .
20. ĂN BUỔI SÁNG, BUỔI CHIỀU MỬA, BỤNG ĐẦY KHÓ CHỊU....
Phác đồ: Day, ấn, hơ ngải cứu, dán cao Salonpas: 19- 63- 1- 189- 6- 127.
0/0
==================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét