LY: Phan xuân Quyên
Phó giám đốc chi nhánh trung tâm diện chẩn phía Bắc Việt Nam
THEO TÂY Y
Bệnh Gút được biết từ thời HIPPOCRATE nhưng mãi đến năm 1683, SYDENHAM mới mô tả đầy đủ các triệu chứng. Đến cuối thế kỷ 19 người ta mới tìm thấy vai trò của Acid Uric nguyên nhân gây ra bệnh Gút (Thống phong) và còn được gọi là viêm khớp do Acid Uric.
Một số nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh Gút hay gặp ở người có mức sống cao. Ở VIỆT NAM những năm gần đây Gút đã được chú ý chẩn đoán và điều trị. Kết quả cho thấy Gút chiếm 1,59% trong các bệnh về khớp, Nam chiếm 94% ở tuổi trên 30. Phần lớn không được chẩn đoán sớm nên có nhiều biến chứng nặng như: nổi u, cục, suy thận..
I. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ SINH BỆNH.
A. NGUỒN GỐC VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ ACID URIC TRONG CƠ THỂ.
Người bình thường lượng Acid Uric trong máu được giữ ở mức cố định 5mg% đối với nam 4mg % đối với nữ. Tổng lượng Acid Uric trong toàn cơ thể là 1000 mg và lượng Acid nay luôn được chuyển hoá ( sinh cái mới thải trừ cái củ).
1. ACID URIC ĐƯỢC TẠO THÀNH TỪ 3 NGUỒN SAU:
· Từ các chất có nhân Purin do thức ăn mang vào.
· Từ các chất có nhân Purin từ trong cơ thể (do sự phá vỡ tế bào mà giải phóng ra).
· Từ tổng hợp các Purin từ con đường nội sinh.
2. THẢI TRỪ ĐỂ CÂN BẰNG .
Hàng ngày Acid Uric được thải trừ ra ngoài chủ yếu theo đường thận (450 – 500 mg/24h, và có một phần qua phân và các đường khác 200mg.
B. CƠ CHẾ SINH BỆNH GÚT.
Khi lượng Acid Uric trong máu tăng cao trên 7mg% và tổng lượng Acid Uric trong cơ thể tăng thì sẽ lắng đọng lại ở một số tổ chức và các cơ quan dưới dạng tinh thể Acid Uric hay Urátmonosodic.
· Lắng đọng ở màng Hoạt dịch gây viêm khớp.
· Lắng đọng ở thận (nhu mô thận và đài bể thận).
· Lắng đọng ở các cơ quan Nội tạng, Ngoại vi gây các biểu hiện bệnh Gút ở các nơi ấy.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG LƯỢNG ACID URIC
Bệnh Gút nguyên phát, thứ phát đều dựa vào nguyên nhân gây tăng Acid Uric ta có thể chia ra:
· Tăng bẫm sinh.
· Do cơ địa và yếu tố di chuyền, qúa trình tổng hợp Purin nội sinh tăng nhiều gây tăng Acid Uric là nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gút..
· Bệnh Gút thứ phát do nguyên nhân do Acid trong cơ thể tăng thứ phát bởi nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn có chứa Purin như Gan ,lòng, thịt cá, nấm, tôm Cua….
III. VAI TRÒ CỦA ACID URIC TRONG VIÊM KHỚP
Trong bệnh khớp do muối của Acid Uric lắng đọng ở màng Hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng như phản ứng gây viêm màng hoạt dịch, sẽ làm tăng chuyển hoá sinh nhiều Acid Lactic tại chỗ và làm giảm độ pH môi trường thì Urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó trên lâm sàng sẽ thấy 2 thể bệnh Gút.
· Thể Gút cấp tính diễn biến ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát.
· Thể bệnh Gút Mạn tính, quá trình lắng đọng Urát và kéo dài, biểu hiện viêm liên tục không gừng.
A. BỆNH GÚT CẤP TÍNH
Được biểu hiện qua những đợt viêm cấp tính, ở ngón chân cái, biểu hiện đau nhức dữ dội, kèm sưng tấy. Bệnh phát sau một bữa ăn có nhiều rượu thịt hoặc sau chấn thương, phẫu thuật, sau lao động nặng nhọc hoặc đi lại nhiều….
Có khoảng 50% số bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, mệt mỏi, đái nhiều, nóng buốt, sốt nhẹ.
Có 60 – 70% cơn Gút cấp tính thường biểu hiện ở đầu ngón chân cái, Đang đêm bệnh nhân thức dậy. Vì một bên ngón chân cái đau dữ dội ngày càng tăng, bênh nhân không chịu nổi. Bệnh nhân không đụng đến vì chỉ chạm nhẹ cũng gây đau tăng. ngón chân cái sưng to , phù nề, da ngón chân căng bóng, nóng, xung huyết trong khi đó các khớp khác thì bình thường, toàn thân sốt nhẹ, vẻ mệt mỏi, mắt nổi tia máu đỏ, khát nhiều, đái ít, nước tiểu màu đỏ, đại tiện táo, bệnh kéo dài 1 đến 2 tuần. Trung bình 5 ngày, đêm đau nhức nhiều hơn ngày, viêm giảm nhẹ dần, giảm đau theo, phù bớt da tím dần, hơi ướt, ngứa nhẹ rồi bong vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở ngón chân cái. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm, (chủ yếu mùa Xuân và mùa Thu).
Ở VIÊT NAM hơn 50% số bệnh nhân khởi phát bệnh Gút đều sưng đau ở ngón chân cái. Trong cơn đau thấy Acid Uric tăng trên 7mg%, Bách cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng. Bệnh gút vị trí đau chủ yếu là ngón chân cái chiếm 60- 70 % sau đó là cổ ngón chân cái, cuối cùng là khớp gối, ít khi thấy đau ở chi trên.
B. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1. SỬ DỤNG BỘ TRỪ ĐÀM THẤP THỦY
103- 1- 290- 19- 39- 64- 63- 53- 222- 236- 85- 127- 235- 22- 87.
2. TIÊU BƯỚU KHỐI U, TIÊU VIÊM, TIÊU ĐỘC (Bộ BA TIÊU).
Nhằm đào thải Acid Uric qua con đường tiểu tiện :
* 41- 127- 19- 143
* 61- 37- 38
* 26- 5- 17- 50- 60- 29- 104- 10 -59- 85- 235- 87.
3. PHÁC ĐỒ TRỊ ĐAU NHỨC
* 39- 45- 43- 300- 0.
* 41- 87- 60- 61- 16- 37- 38- 0.
Tuỳ theo chỗ đau nhức nóng hay lạnh mà sử dụng hơ nóng hay chườm lạnh
cho thích hợp ./.
======================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét